Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Điều 32a của Bộ luật Tố tụng dân sự gồm 11 điều quy định rõ: Phạm vi điều chỉnh; xác định quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật; hình thức yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự; giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm; xác định thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật; xác định thẩm quyền trong trường hợp đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, đồng thời có đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện vụ án hành chính; quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt.
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi đương sự có yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp sau khi Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý vụ việc dân sự, đương sự mới bổ sung yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính ban hành và thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trường hợp khi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ việc dân sự nhưng trong quá trình giải quyết thấy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc quyết định cá biệt thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố tụng hành chính, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự.
Trường hợp khi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ việc dân sự nhưng trong quá trình giải quyết đương sự rút yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc người ban hành quyết định cá biệt sửa đổi, hủy bỏ quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trước đó, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự.
Thông tư liên tịch có hiệu lực kể từ ngày 3/3/2014.
Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.