Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Bỏ HĐND huyện, quận, phường không đem lại lợi ích gì đáng kể cho nước, cho dân mà chính đó lại là yếu tố gây xáo trộn hệ thống chính quyền địa phương đang ổn định; quan trọng hơn làm mất đi chỗ dựa, mất đi công cụ chính trị quan trọng để nhân dân làm chủ thông qua cơ quan đại diện của mình, góp phần quản lý địa phương theo pháp luật và đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng ở địa phương...

Lý do bỏ HĐND huyện, quận, phường không thuyết phục

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Trung ương, chính quyền địa phương, trong đó có HĐND các cấp không ngừng phát triển và lớn mạnh qua từng giai đoạn lịch sử, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN và đang tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với chức năng, nhiệm vụ theo luật định, thông qua các hoạt động, HĐND đã góp phần to lớn vào xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đó là thành quả không thể phủ nhận.

Năm 2009, theo đề nghị của Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Quốc hội Khóa XII có chủ trương cho triển khai thí điểm việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở 10 tỉnh, thành phố. Các lý do nêu lên để tiến hành thí điểm chủ yếu là: HĐND huyện, quận, phường là cấp trung gian, hoạt động mang tính hình thức; để tránh bị xáo trộn trong điều hành; giảm biên chế; tiết kiệm chi; là bước cải cách hành chính; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân tốt hơn; một bước tiến tới xây dựng chính quyền đô thị… Việc thí điểm đang tiến hành, đến nay mới có báo cáo sơ kết sau 1 năm thực hiện, chưa có báo cáo tổng kết đánh giá chính thức. Xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, khoa học và thực tiễn thì các lý do để thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường chưa thuyết phục.

Hệ thống chính quyền của Nhà nước có 4 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Nếu tính từ Trung ương đến cấp xã thì cấp tỉnh và cấp huyện là cấp trung gian. Nếu tính từ cấp tỉnh đến cấp xã thì cấp huyện là trung gian (phường không phải là cấp trung gian). Có ý kiến cho rằng, vì là cấp trung gian nên chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, QPPL của cấp trên nên không cần phải có HĐND để ban hành nghị quyết!(?) Có thể nói đây là lý sự nông cạn. Dù là cấp nào trong hệ thống chính quyền địa phương thì những cơ chế, chính sách áp dụng thực hiện luật, các văn bản QPPL của cấp trên trước khi trở thành nghị quyết đều phải được đưa ra để các đại biểu HĐND thảo luận, trên cơ sở đó HĐND quyết nghị. Đây là một việc bảo đảm quyền dân chủ, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thuộc về nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động, bản chất của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Với cách thức đó, hơn 60 năm duy trì và hoạt động trong một thể thống nhất là Chính quyền địa phương, vị thế, uy tín của HĐND đã được khẳng định.    

Sau 1 năm thí điểm, năm 2010 trong Báo cáo sơ kết do Bộ Nội vụ chuẩn bị có nhận định, đánh giá vẫn trên cơ sở các lý do đưa ra thí điểm, rằng: bỏ HĐND huyện, quận, phường, hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương bảo đảm ổn định, không gây xáo trộn, đã có sự tăng cường phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị - xã hội... Tình trạng khiếu kiện của công dân giảm rõ rệt… Có thể nói đây là một nhận định chưa đầy đủ và chưa đúng quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và về thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước ta từ khi có HĐND đến nay. Khi chưa thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường, đã có địa phương nào HĐND, đại biểu HĐND gây mất ổn định, gây xáo trộn? Có nơi nào HĐND làm trái, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng? Có thể khẳng định, HĐND không gây nên xáo trộn trong quản lý, điều hành. Vậy tại sao cho rằng bỏ HĐND huyện, quận, phường là bước cải cách hành chính?

Việc đại biểu HĐND tiếp công dân, TXCT là nhiệm vụ do luật định. Khi tiếp công dân đại biểu còn nhiệm vụ phải phổ biến, hướng dẫn cho công dân hiểu các quy định của pháp luật và của địa phương. Tại sao đánh giá khi thí điểm bỏ HĐND Tình trạng khiếu kiện của công dân giảm rõ rệt… Còn nhận định bỏ HĐND huyện, quận, phường bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân tốt hơn là nhận định, đánh giá hồ đồ, không khách quan.

Về vấn đề bỏ HĐND quận, phường để từng bước tiến tới xây dựng chính quyền đô thị. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đang quan tâm đến mô hình này. Vậy, chính quyền đô thị là chính quyền gì, ở đâu thì được coi là chính quyền đô thị, cách thức tổ chức và hoạt động thế nào, địa vị pháp lý của nó trong hệ thống bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính trị, sự bảo đảm các quyền làm chủ của nhân dân ra sao, có gì giống và khác với các địa phương khác; nếu tổ chức chính quyền đô thị thì cái được hơn chính quyền quận, phường bây giờ là gì…? Trên thế giới này đã bao nhiêu nước thực thi chính quyền đô thị mang lại hiệu quả tốt?... Một loạt câu hỏi đặt ra hiện chưa hoặc không có lời giải đáp đầy đủ. Khi lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều rất sâu sắc trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào thực tiễn ở Việt Nam. Do đó, dù là ý tưởng xây dựng chính quyền theo mô hình nào thì cũng phải nghiên cứu áp dụng cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam; phù hợp cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách để HĐND hoạt động thực quyền và hiệu quả hơn

Theo Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND thì địa vị pháp lý của HĐND các cấp đã được khẳng định, HĐND các cấp có nhiều chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng ở địa phương. Thế nhưng, HĐND các cấp hầu như chưa được quan tâm đáp ứng về cơ cấu tổ chức, về biên chế và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động. Mối quan hệ giữa HĐND các cấp, nhất là quan hệ giữa Thường trực, các ban HĐND các cấp không rõ. Chủ tịch HĐND cấp tỉnh không được quyền ký khen thưởng, kỷ luật đối với HĐND cấp dưới hoặc đối với đại biểu cùng cấp. Đại biểu, Thường trực, các ban HĐND được quyền giám sát, nhưng hiệu lực sau giám sát chưa được như mong muốn. Bởi chưa có Luật giám sát của HĐND, nhất là thiếu chế tài, nên trong nhiều trường hợp không xử lý được việc đối tượng thực hiện không nghiêm túc kết luận sau giám sát…

Tổ chức của  HĐND chưa được quan tâm. HĐND xã, phường, thị trấn chỉ có một cán bộ chuyên trách với chức danh Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch, không có bộ máy và chuyên viên giúp việc; HĐND cấp huyện thường chỉ có 2 đại biểu chuyên trách, từ 1 - 2 chuyên viên giúp việc. Trưởng, phó ban HĐND cấp huyện đều hoạt động kiêm nhiệm. Thực tế, biên chế cán bộ, công chức công tác chuyên trách về lĩnh vực HĐND không bằng biên chế của một tổ chức đoàn thể cùng cấp; chỉ chiếm 0,2 - 0,3% tổng biên chế của bộ máy chính quyền địa phương. Trong khi hàng năm biên chế của các cơ quan thường tăng thêm. UBND cấp quận, huyện từ chỗ có 4 phòng thì nay có nơi thành lập tới 14 phòng, ban. Đấy là chưa kể nhiều nơi cấp ủy Đảng cũng thiếu quan tâm đến HĐND, không cơ cấu cấp ủy; hoặc HĐND được coi là nơi dừng chân của những cán bộ cơ nhỡ. Nhiều người còn ví von HĐND cấp huyện, cấp xã hiện trong tình cảnh Quân thuê, tướng mượn, phương tiện thì nhờ, kinh phí hoạt động không bằng Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân… Trong điều kiện như thế, cho dù hết sức cố gắng thì HĐND các cấp vẫn khó hoạt động tương xứng với thực quyền và đạt hiệu quả như mong muốn.

Vì sao thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường ở 10 tỉnh, thành phố mà không đồng thời thí điểm việc tăng thêm các điều kiện bảo đảm thực quyền và các điều kiện khác cho HĐND ở một số địa phương khác để so sánh, để có cơ sở cải cách thiết chế chính quyền? Tại sao lại không suy tính đến việc tinh giản bộ máy hiện rất cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ, thủ tục hành chính đã và đang gây bức xúc, khó xử lý trách nhiệm trong hệ thống UBND? Tại sao nói bỏ HĐND là tiết kiệm cho ngân sách mà lại không chú trọng xem xét các cơ quan, cá nhân đã để hậu quả lãng phí hàng trăm ngàn tỷ về đất đai, đầu tư tràn lan, không hiệu quả, xây dựng, sử dụng tài sản công lãng phí?

Ở đây đang có một cách nhìn, cách đánh giá và việc làm thiếu công bằng, chưa khách quan, khoa học và toàn diện; nếu không muốn nói là duy ý chí. Bỏ HĐND ở cấp huyện, HĐND cấp xã còn làm được gì? Hệ thống cơ quan HĐND sẽ tổ chức thế nào cho hiệu quả? Đối với UBND ở các địa phương, bỏ HĐND thì cử tri có được bầu trực tiếp không? Dân làm chủ qua hình thức nào? Trong một thực thể nhà nước thống nhất mà vẫn tồn tại sự khập khiễng, không đồng bộ, hệ lụy này giải quyết ra sao? Có thể khẳng định thời gian qua, thông qua hoạt động quyết định HĐND đã phát hiện và không quyết nghị nhiều cơ chế, chính sách chưa phù hợp pháp luật; thông qua giám sát, HĐND đã ngăn chặn, phát hiện, đề nghị xử lý nhiều vi phạm, được cử tri và nhân dân rất tin tưởng. Nếu không có HĐND giám sát mà chỉ đoàn thể giám sát liệu có ngăn được sự lộng quyền vừa đá bóng vừa thổi còi và các vi phạm pháp luật ở địa phương không?

Vừa qua, tại nghị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có khá nhiều quan điểm bày tỏ quan ngại về việc đưa ra các lý do thí điểm để rồi bỏ hoàn toàn HĐND cấp huyện, quận, phường. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đưa ra lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân vừa qua, về chế định chính quyền địa phương cũng sơ sài, không cụ thể. Nay muốn bãi bỏ chế định đó, Quốc hội Khóa XIII phải chứng minh cho thuyết phục vì sao thiết chế đó không cần thiết nữa, thiết chế đó nếu để thì có hại gì cho đất nước, cho nhân dân? Lý do nêu ra cần phải khách quan, khoa học để thuyết phục nhân dân đồng tình.

Thiết nghĩ, vấn đề nên làm và cần phải làm ngay là sự quan tâm lãnh đạo sâu sát, thiết thực của các cấp ủy Đảng với tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp. Nhà nước cần sớm hoàn thiện các quy định về cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho HĐND hoạt động đạt được chất lượng, thực quyền và hiệu quả hơn. Bỏ HĐND huyện, quận, phường không đem lại lợi ích gì đáng kể cho nước, cho dân mà chính đó lại là yếu tố gây xáo trộn hệ thống chính quyền địa phương đang ổn định; quan trọng hơn làm mất đi chỗ dựa, mất đi công cụ chính trị quan trọng để nhân dân làm chủ thông qua cơ quan đại diện của mình, góp phần quản lý địa phương theo pháp luật và đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng ở địa phương...

Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đang lãnh đạo việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và sẽ làm rõ lý do tại sao, trên cơ sở khoa học và thực tiễn nào mà bỏ HĐND huyện, quận, phường; duy trì HĐND cấp tỉnh, thành phố, thị xã và cấp xã, thị trấn. Đây là vấn đề đại sự quốc gia, cần xem xét thấu đáo, khách quan, toàn diện về những mặt được, hạn chế thiếu sót trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước ta hiện nay và việc đổi mới, hoàn thiện nó. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu, chọn lọc để áp dụng hình thức tổ chức bộ máy các nhà nước khác trên thế giới. Nhưng dù thế nào thì không thể quên được bản chất nhà nước ta, mục đích xây dựng nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động
Diễn đàn

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND thành phố ghi nhận một số kiến nghị về việc: giải pháp nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo các trường phổ thông, trường dạy nghề; có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của các nhà sử dụng lao động với trường dạy nghề trong thành phố để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực đào tạo nghề; cho tuyển dụng giáo viên ở những môn khó có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục: Tin học, Âm nhạc, Công nghệ…