Quốc hội thảo luận về Luật Công đoàn (sửa đổi)

Bám sát chủ trương của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn

Sáng 18.6, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

pct-thanh.jpg -3
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bảo đảm toàn diện, sâu sắc

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới và hội nhập quốc tế.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) nêu rõ, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Công đoàn 2012 đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Một số quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

khanh-thu.jpg -2
Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng với đó là những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư đã và đang đặt ra cho đất nước ta và tổ chức công đoàn những thời cơ và thách thức mới. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đòi hỏi Công đoàn Việt Nam đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả truyền thống của tổ chức công đoàn, đồng thời phải khẳng định được vai trò chủ lực định hướng dẫn dắt phong trào công nhân trong tình hình mới.

Về phạm vi sửa đổi, theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi 32/33 điều của Luật hiện hành, bổ sung 4 điều mới, bãi bỏ 1 điều của Luật hiện hành.

Nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật hiện hành, song đại biểu Trần Khánh Thu cũng cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề cần thiết khác như xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt; việc tuyển dụng, công tác cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, phong trào công nhân hay khuyến khích xã hội hóa nguồn lực... cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi nhằm bảo đảm toàn diện, sâu sắc, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn.

Quy định rõ hơn thời giờ làm việc với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật quy định thời giờ làm việc trong một tháng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Theo đó, phương án đề xuất là: quy định tổng thời gian làm việc của toàn bộ cán bộ công đoàn không chuyên trách được xác định trên cơ sở tương ứng với số lượng đoàn viên công đoàn.

ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cho rằng, Luật hiện hành đã quy định lượng hóa thời giờ hoạt động công đoàn cho cán bộ công đoàn không chuyên trách gắn với từng chức danh của cán bộ công đoàn. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công đoàn hoạt động không chuyên trách thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của công đoàn trong thời gian qua.

bao-tram.jpg -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở, Bộ luật Lao động 2019 đã có cách tiếp cận mới về bảo đảm thời gian làm việc cho thành viên của các tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân nhấn mạnh, việc sửa đổi quy định về thời giờ làm việc trong một tháng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách cần bảo đảm phù hợp với tính chất chức năng, nhiệm vụ đặc thù của Công đoàn Việt Nam được quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013.

Theo đó, Công đoàn Việt Nam đang thực hiện hai chức năng: tổ chức chính trị xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức đại diện cho người lao động. Với hai chức năng này, ngoài nhiệm vụ cốt lõi là đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Công đoàn sẽ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của tổ chức chính trị xã hội mà tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp không có như tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

"Như vậy, nếu quy định “cào bằng” về thời gian làm việc đối với cán bộ công đoàn như tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp sẽ gây khó khăn cho cán bộ công đoàn". Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đồng tình với quy định về thời gian làm việc cho cán bộ công đoàn cơ sở cần bảo đảm phù hợp để cán bộ công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

hoang-uyen.jpg -1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ở góc nhìn khác, ĐBQH Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) cho rằng, việc quy định về thời giờ làm việc trong một tháng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách là chưa hợp lý. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định rõ hơn về thời giờ làm việc đối với các cán bộ công đoàn không chuyên trách tại các công đoàn cơ sở thuộc các ngành nghề cho phù hợp.

Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13.11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Báo Đại biểu Nhân dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 12.11, giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Jorge Chavez, Thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.