Bài cuối: Hướng tới ngân hàng số hiện đại

header-bai2.jpg

Với hơn 140 tiện ích cho khách hàng phục vụ mọi nhu cầu từ mở tài khoản, gửi tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán tự động, mua sắm online, đặt vé, sân golf, giao hàng...; sở hữu dữ liệu của khoảng 40 triệu đối tượng khách hàng khác nhau và thực hiện tới gần 60 triệu giao dịch/ngày (lúc cao điểm); tỷ lệ giao dịch tự động lên tới 96% nhưng không bị gia tăng chi phí vận hành và chi phí nhân sự... Agribank đang từng bước hoàn thành chặng đường: Số hóa, kết nối và thông minh, trở thành Ngân hàng số hiện đại!


Cơ hội lớn...

Thực tế nhiều năm qua, nhất là thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc ứng dụng công nghệ số cho quy trình thương mại, dịch vụ, thanh toán... của Agribank đã hỗ trợ và tác động rất lớn tới người dân, doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh; mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn xã hội cho các bên.

Đơn cử, trong phát triển hệ sinh thái số, Agribank đã đầu tư rất lớn cho chuyển đổi số, kết nối hệ sinh thái khách hàng, hệ sinh thái đối tác tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng thông qua các ứng dụng ngân hàng số phụ vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng ngân hàng số phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng - khách hàng cá nhân - Agribank Plus – Khách hàng doanh nghiệp - Agribank Corporate eBanking theo xu hướng “Tất cả trong một” với hơn 100 tiện ích cho khách hàng cá nhân, 40 tiện ích cho khách hàng doanh nghiệp. Các tiện ích phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng từ mở tài khoản, gửi tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán tự động, mua sắm online, đặt vé, sân golf, giao hàng,... Qua đó, số lượng giao dịch của Agribank tăng trưởng rất cao, có thời điểm lên tới gần 60 triệu giao dịch/ngày, tỷ lệ giao dịch tự động lên tới 96% nhưng không bị gia tăng chi phí vận hành và chi phí nhân sự.

Đặc biệt, với khối lượng dữ liệu dồi dào, đa dạng về phân khúc từ doanh nghiệp đến cá nhân; từ thành thị đến nông thôn; từ người trẻ cho đến người có công với cách mạng, Agribank sở hữu dữ liệu của khoảng 40 triệu đối tượng khách hàng khác nhau thuộc mọi phân khúc lứa tuổi. Quá trình kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vừa qua đã giúp Agribank làm sạch dữ liệu khách hàng trên diện rộng, từ đó, mở ra cơ hội xây dựng các giải pháp tối ưu, xây dựng các sản phẩm mang tính cá nhân hoá. Bên cạnh sự nỗ lực đổi mới về khoa học, công nghệ, Agribank luôn được biết đến là một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội; được khách hàng – đặc biệt là bà con nông dân tin tưởng, đánh giá cao về tính bảo mật. Đặc biệt, với nguồn vốn và nguồn lực, mạng lưới, dịch vụ, địa bàn, nhóm đối tượng khách hàng đặc thù là lợi thế cạnh tranh mà trong ngắn hạn, khó có ngân hàng nào thay thế được.

Cần những giải pháp đột phá...

Trong phát biểu của mình tại Hội nghị Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo tại Trụ sở chính năm 2025 vừa diễn ra mới đây, Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng đã thẳng thắn bày tỏ, dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song trong hành trình chuyển đổi số, Agribank vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và còn nhiều việc phải làm.

Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu tại Hội nghị chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo Agribank năm 2025

Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu tại Hội nghị chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo Agribank năm 2025

Đứng trước những thách thức và bối cảnh hiện nay, Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng cho rằng, với vai trò là doanh nghiệp lớn của ngành ngân hàng, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là nhiệm vụ bắt buộc để Agribank bứt phá và phát triển. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ đã xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Do đó, Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng đề nghị, lãnh đạo các cấp của Agribank phải thống nhất nhận thức và hành động; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá, cùng hành động hướng tới mục tiêu ngân hàng số. Ông Phạm Toàn Vượng cũng nhấn mạnh, phải xác định, đây là nhiệm vụ sống còn của toàn hệ thống. Quá trình chuyển đổi số tại Agribank phải đi liền với công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng và sự phát triển bền vững, hiệu quả của Agribank. Việc đầu tư phát triển phải gắn với dự báo, theo kịp xu thế phát triển ngân hàng số, đồng thời đảm bảo tính kế thừa, phát huy lợi thế của Agribank.

Với vai trò là đơn vị trực tiếp tham mưu trong lĩnh vực công nghệ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin Agribank Trương Huy Hoan cho rằng, đứng trước sự phức tạp, tinh vi của tội phạm an ninh mạng hiện nay, Agribank cần đẩy nhanh việc triển khai Đề án chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt là 11 nhóm giải pháp trong đó có nhóm giải pháp an ninh bảo mật nhằm đảm bảo an toàn cho các hệ thống, ứng dụng hiện tại trên môi trường tại chỗ (On-premise) và môi trường đám mây (Cloud). Cùng với đó, có cơ chế để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và chuyển đổi số nhằm tạo nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

Hiện nay, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của Agribank bao gồm 220 sản phẩm, dịch vụ, tiện ích dành cho mọi đối tượng khách hàng; gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần 16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 13 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh Mobile Banking (tính riêng ứng dụng Agribank Plus). Tỷ lệ giao dịch thanh toán trên kênh số tại Agribank lên đến hơn 96%.

le-ky-ket-trien-khai-vneid.jpg
Năm 2024, Agribank và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) - Bộ Công an ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus

Đồng quan điểm với ông Trương Huy Hoan, Trưởng Ban Ngân hàng số Agribank Nguyễn Khắc Trung đề xuất, cần tập trung nguồn lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trên nền tảng công nghệ mới "bắt trend" thị trường để thu hút nhóm khách hàng trẻ ưa chuộng công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm số phổ biến hiện nay. Xem xét thành lập đơn vị đầu mối về dữ liệu, đẩy mạnh việc làm sạch, phân tích và khai phá dữ liệu hỗ trợ cho việc ra quyết định, cụ thể hoá thành hiệu quả kinh doanh...

Là đơn vị trực tiếp xây dựng chính sách phục vụ khách hàng, đại diện lãnh đạo Ban Khách hàng doanh nghiệp Agribank cũng chia sẻ, ngay từ đầu năm 2025 đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ then chốt trong "cuộc đua" cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới, Agribank sẽ triển khai các giải pháp nhằm thu hút khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số của Agribank; nâng cấp hệ thống kết nối song phương, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xử lý lượng lớn giao dịch tăng cao từ Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước. Đặc biệt, tiếp tục phối hợp với Ban Ngân hàng số, Trung tâm Công nghệ thông tin phát triển hệ thống thu thập, đối chiếu thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức, tránh gián đoạn giao dịch điện tử, cảnh báo cho khách hàng hàng ngày khi giấy tờ tùy thân chưa sạch, hết hạn hoặc sắp hết hạn...

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tổng thể giải pháp Agribank triển khai để đáp ứng yêu cầu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cùng với đó, tiếp tục đầu tư và tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng dịch vụ số, tăng cường hợp tác trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để có bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo những đột phá trong công cuộc chuyển đổi số…

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.