Tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Bài cuối: Cơ hội cho những người lầm lỡ

Câu chuyện mưu sinh và tự tin tham gia vào đời sống xã hội đối với nhiều người không hề dễ dàng và sẽ càng khó hơn đối với những người từng có quá khứ lầm lỡ. Việc trao cho những mảnh đời này một cơ hội để làm lại cuộc đời là cần thiết nhưng các cơ hội ấy phải được giám sát chặt chẽ, bài bản. Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một cơ chế đầy nhân văn, trong đó, NHCSXH sẽ là một trong những chiếc gậy giám sát việc thực hiện. 

Niềm vui ngày trở về

Sau khi Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg được ban hành và chính thức có hiệu lực vào 10.10.2023, Chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố, chính quyền địa phương và công an cơ sở rà soát, nắm bắt nhu cầu vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn và tham mưu UBND thành phố phân bổ nguồn vốn cho vay đến các quận, huyện, thị xã. Đến 30.11, Chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội đã giải ngân cho vay được 1 tỷ đồng cho 13 người vay trên địa bàn 6 quận, huyện. 

Anh Hoàng Thanh Tùng ở xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội tự tin hòa nhập cuộc sống. Ảnh: NHCSXH
Anh Nguyễn Khắc Hoàng, huyện Ba Vì tự tin hòa nhập cuộc sống với vốn chính sách. Ảnh: NHCSXH

Là một trong những người đầu tiên được vay vốn, anh Nguyễn Khắc Hoàng sống tại huyện Ba Vì phấn khởi cho biết, sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, gia đình anh đã được Công an, Hội Phụ nữ xã, Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn hướng dẫn thủ tục, hồ sơ vay vốn và được NHCSXH huyện giải ngân cho vay 100 triệu đồng. Anh Hoàng đã đầu tư số tiền được vay vào chăn nuôi lợn, trồng cây mai cảnh và các loại cây ăn quả.

"Tôi đã rất mừng khi được trở về trong vòng tay gia đình và các tổ chức xã hội; lại được tạo điều kiện cho vay vốn để có việc làm, có thu nhập, giúp tôi tự tin hòa nhập với cuộc sống mới" - anh Hoàng nói.

Hộ gia đình chị Phạm Thị Thơ ở xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, có chồng là anh Hoàng Thanh Tùng - người vừa chấp hành xong án phạt tù đã được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho vay 50 triệu đồng. Chị Phạm Thị Thơ cho biết, trước đây kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, chồng dính vào ma túy. Tuy nhiên, sau 6 năm cải tạo đã được ra tù.

"Giờ chúng tôi mong muốn quên đi những đau khổ, phiền muộn để tập trung sử dụng những đồng vốn quý phát triển kinh tế. Từ số tiền này, gia đình sẽ đầu tư mua cá giống để phát triển trang trại, chăn nuôi vịt đẻ và cố gắng vươn lên trong cuộc sống" - chị Thơ chia sẻ.

Với số tiền được vay vốn theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg từ NHCSXH, đã giúp anh Hoàng, anh Tùng cũng như những người trước đây từng lầm đường lạc lối sau khi cải tạo trở về hòa nhập với cộng đồng, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân, trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Thông tin từ NHCSXH cho biết, nhu cầu vay vốn của các đối tượng vừa chấp hành xong án phạt tù tương đối nhiều. Tính riêng 2 ngày sau khi Quyết định 22/2023 có hiệu lực (12.10), đã có 145 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn tín dụng chính sách xã hội với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng; có 2.089 người mãn hạn tù có nhu cầu vay vốn, với tổng số tiền 138 tỷ đồng.

Sẽ giám sát chặt chẽ

Theo Bộ Công an, hiện nay, có một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù bước đầu thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trong công tác này.

Mức vốn cho vay tối đa để đào tạo nghề là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù; đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; mức vốn cho vay tối đa đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, hiện có trên 2.600 người chấp hành xong án phạt tù, đặc xá, tha tù có điều kiện. Công an tỉnh đã tham mưu ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo để hỗ trợ số người này. Trong đó, đã cho nhiều người vay vốn, hỗ trợ xây nhà, tổ chức phiên giao dịch việc làm để giúp đỡ họ. Nhờ đó, nhiều người đã vươn lên làm giàu, giúp đỡ người khác.

Tại UBND TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp, mỗi năm, địa bàn tiếp nhận khoảng 100 - 120 người chấp hành xong án phạt tù, được chia làm 4 nhóm, trong đó có 67% không có nghề nghiệp, ý thức hạn chế, mặc cảm. Công an TP. Cao Lãnh tham mưu rất tốt trong việc quan tâm, giáo dục, giúp đỡ họ với nhiều nội dung sát với thực tế từng đối tượng, để họ có nghề, có thu nhập ổn định cuộc sống. Hoặc tại NHCSXH, trước đó cũng đã cho vay được hơn 9,3 tỷ đồng với 191 người chấp hành xong án phạt tù để giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh; Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng) mỗi năm đã cho khoảng 20 - 30 người lầm lỗi vay vốn, đồng thời tư vấn cho họ biết cách sử dụng đồng tiền. Nhờ đó, không chỉ giúp người lầm lỗi hoàn lương mà giúp cả gia đình họ ổn định cuộc sống…

Tuy nhiên, hoạt động của các mô hình hầu hết mang tính tự phát, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù có việc làm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, có thể thấy, sự ra đời của Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg đã mở ra một cơ hội lớn, mang tính bền vững cho những mảnh đời từng lầm lỡ quay trở lại hòa nhập cuộc sống.

Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự, Bộ Công an khẳng định, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg đã quy định rất chặt chẽ về đối tượng cho vay, mục đích sử dụng vốn vay cũng như việc bảo đảm tiền vay. Các khoản nợ và xử lý nợ rủi ro được thực hiện theo quy định của pháp luật và nghiệp vụ ngân hàng của NHCSXH. Bên cạnh đó, lực lượng công an cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ, xử lý những vấn đề phát sinh, vướng mắc, bảo đảm khoản vay không thất thoát, lãng phí.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cho biết thêm, qua hơn 1 tháng triển khai, NHCSXH luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao; bảo đảm việc thực thi chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ khác đến người dân không bị trùng lặp; không để lợi dụng, trục lợi chính sách; bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; đồng thời góp phần chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm.

Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam
Xã hội

Biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam

Việc tham gia gìn giữ hòa bình đã góp phần nâng cao vị thế hình ảnh quốc gia, khẳng định cam kết về tinh thần, trách nhiệm của Việt Nam với hòa bình và an ninh quốc tế. Với cá nhân tôi cảm thấy tự hào và cảm phục. Đây không chỉ là nhiệm vụ quốc tế cao cả mà còn là biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam.

Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam phát biểu tại tọa đàm chiều 17.10. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Lan tỏa thông điệp hòa bình, đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế

Trong 10 năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, được lãnh đạo Liên Hợp Quốc, đồng nghiệp quốc tế cũng như người dân địa phương đánh giá cao, góp phần cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, nhất là về đối ngoại quốc phòng.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Hành trình cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của Vietnam Airlines
Xã hội

Hành trình cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của Vietnam Airlines

Mới đây, tại trụ sở Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2026 với UN Women - Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ với những mục tiêu, chương trình cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp và cộng đồng.

Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội
Xã hội

Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo và an sinh xã hội" năm 2024 do Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức, tại Lễ phát động được tổ chức tối ngày 16.10.2024, Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes đã ủng hộ 5 tỷ đồng vào Quỹ “Vì người nghèo”, chung tay chăm lo cho đời sống nhân dân.

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Xã hội

Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Những sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi hay các khu vực xung đột khác mà các chiến sĩ, cán bộ y tế Việt Nam đã tham gia đều ghi dấu ấn đặc biệt. Đó là những đóng góp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, không chỉ thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, mà còn tạo cơ hội để quảng bá hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và sẵn sàng hợp tác vì sự phát triển bền vững và ổn định toàn cầu.

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân
Xã hội

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân

Chúng tôi vẫn thường gọi ngành bảo hiểm là bà đỡ, lá chắn tránh tổn thất cho người dân. Để làm được điều đó, trước tiên thì bảo hiểm phải có nguồn tài chính đủ mạnh, có tiền thì mới có thể hỗ trợ khi tổn thất xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã ví von như vậy khi nói về vai trò của bảo hiểm tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ
Xã hội

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ

Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân về tình trạng xe container cắt nóc, chế ben thủy lực, có dấu hiệu chở quá tải, tổ công tác liên ngành của tỉnh Hải Dương đã lập chốt lắp đặt trạm cân, tuần tra để phát hiện, xử lý vi phạm tại khu vực thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành).