Khóa tu mùa hè Chùa Ba Vàng - hành trình 15 năm ươm mầm đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ:

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt...

Năm 2023 đánh dấu cột mốc hành trình 15 năm Khóa tu mùa hè (KTMH) tại Chùa Ba Vàng. Nếu KTMH là bộ phim, thì đây là bộ phim rất đặc biệt, phản ánh chân thật nhất những kỷ niệm hồn nhiên trong sáng của các Khóa sinh tại ngôi nhà lớn Ba Vàng, với vô vàn những cung bậc cảm xúc...

15 năm - những chuyện cũ, bây giờ mới kể

Bộ phim 15 năm hành trình KTMH, trải qua với biết bao thế hệ, biết bao kỷ niệm và những ký ức đong đầy, những câu chuyện cũ chưa từng kể.

Trưởng ban An sinh - Câu lạc bộ Cúc Vàng Nguyễn Hương Lan, cựu Khóa sinh KTMH Chùa Ba Vàng xúc động chia sẻ, tuổi thơ của Hương Lan may mắn được gắn liền với KTMH vào năm 2009 - khóa tu đầu tiên của Chùa Ba Vàng. Mùa hè năm ấy, Hương Lan đang là một cô bé học lớp 8.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Những bức ảnh đánh dấu cột mốc kỷ niệm 15 năm KTMH Chùa Ba Vàng

Ngày đó, mỗi khi đi phận sự về, Thầy Thích Trúc Thái Minh thường ngồi ở dãy Trai đường với những món quà. “Quà của các cô bác Phật tử là bánh gai, bánh gio..., còn các Khóa sinh là bim bim, kẹo dẻo, thạch dừa… Dù chỉ là những món quà nhỏ thôi nhưng mang trong đó rất nhiều sự quan tâm, ấm áp”, Nguyễn Hương Lan bồi hồi nhớ lại.

Thời gian qua đi, cũng đến lúc Hương Lan bước vào giảng đường đại học. Trước khi lên Hà Nội để nhập học, gia đình có đưa Hương Lan về Chùa để đảnh lễ Tam Bảo. Hôm ấy, Lan được Thầy Trụ trì dặn dò, rằng đi học thì đừng quên tu tập, sắp xếp thời gian về chùa để giúp chùa, giúp Thầy các công việc phận sự. Thế nhưng, có lẽ do vòng quay của việc học tập, cuộc sống bên ngoài, 3 năm trôi qua, Hương Lan không trở về chùa và cũng không tham gia KTMH, có chăng là chỉ về vào dịp Tết cùng gia đình.

Đến năm 2016, khi KTMH được mở rộng hơn, Nguyễn Hương Lan quyết định trở về chùa làm tình nguyện viên. Ngày trở về, cô bé Khóa sinh KTMH năm đầu tiên 2009 có rất nhiều điều bỡ ngỡ. Khung cảnh chùa thay đổi, khang trang hơn, khác quá nhiều với ký ức tuổi thơ của cô Khóa sinh năm ấy. 

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Cựu Khóa sinh KTMH Nguyễn Hương Lan cùng các Khóa sinh KTMH Chùa Ba Vàng năm đầu tiên (2009) và bây giờ

“Buổi trưa hôm đó, mình gặp lại Sư Phụ ở gần Ban Tri khách (nơi đón tiếp khách của Chùa). Khoảnh khắc gặp lại hôm ấy vẫn y nguyên trong trí nhớ mình, như đứa con lâu ngày xa nhà mới trở về, mình đứng thẫn người và bật khóc”, Hương Lan kể lại và cho biết rất hối tiếc cho quãng thời gian khi đã lãng quên nơi gắn liền với tuổi thơ. Kể từ ấy, Hương Lan quyết định chăm chỉ về với chùa, về với KTMH nhiều hơn. Nhiều năm trở lại đây, bận bịu với công việc của Trưởng ban An sinh, Câu lạc bộ Cúc Vàng, nhưng không năm nào thiếu Nguyễn Hương Lan trong đội ngũ tình nguyện viên tại các KTMH…

Đối với Khóa sinh Trần Đình Chiến, sau khi thi THPT Quốc gia, Chiến chỉ xác định sẽ làm một nghề gì đó để sống qua ngày. Và KTMH năm 2016 đã giúp cuộc sống của Chiến có nhiều thay đổi…

Năm ấy, các Khóa sinh đã cùng nhau lên ý tưởng cho vở kịch “Chí Phèo - Thị Nở thời @” - một vở kịch trong phần thi tài năng của lớp. Khi đó, vai diễn Thị Nở là một vai khó và bất ngờ khi cả lớp đã đề xuất Chiến đóng vai này.

Chiến nhất định không nhận, bởi đó là một vai diễn rất khó và cũng vì bản thân chưa tham gia đóng kịch, đứng trên một sân khấu lớn bao giờ. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với một người anh thân thiết trong nhóm và được mọi người thuyết phục, Chiến đã vui vẻ nhận vai diễn này trong sự bối rối. Sau khi thi xong, tất cả mọi người đều bất ngờ với vai diễn thành công và còn "gán" cho tên là "Chiến Nở".

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
KTMH Chùa Ba Vàng đã trở thành dấu ấn trong cuộc đời Khóa sinh Trần Đình Chiến

“Câu chuyện ấy dù vô tình song đã trở thành dấu ấn trong cuộc đời mình. Mình đã bắt đầu nung nấu một ước mơ trở thành một diễn viên. Sau khóa tu trở về, mình đã xác định được mục tiêu, rằng sẽ trở người một người sống có mục đích, có lý tưởng. Mình tự nhủ sau khóa tu ấy, mình phải lớn lên và trưởng thành hơn”, Trần Đính Chiến kể lại.

Và một quyết định táo bạo trong cuộc đời của Chiến, đó là lên Hà Nội, rời khỏi vòng tay, sự bao bọc của bố mẹ. Trần Đình Chiến đã đăng ký thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh và trở thành Á khoa năm đó. Cho đến thời điểm này, Chiến vẫn đang tiếp tục vững bước đi trên con đường ấy.

Với Phó Ban thường trực Ban Thông tin - Truyền thông, đồng thời cũng là một cựu tình nguyện KTMH Trần Thị Mai thì KTMH đã mang đến cho chị rất nhiều điều. Trong đó, đáng chia sẻ nhất là 3 điều: sự trưởng thành - biết yêu thương - sống có ích.

Kể từ mùa hè năm 2016 cho đến nay, năm nào chị Trần Thị Mai cũng đều cố gắng sắp xếp công việc để được đồng hành với các bạn Khóa sinh trong các KTMH Chùa Ba Vàng. Tuy đã có một khoảng thời gian gắn bó với chùa trước đó, nhưng mãi đến năm 2016, chị mới làm tình nguyện viên KTMH lần đầu tiên.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Cựu tình nguyện viên Trần Thị Mai

Câu chuyện mà cựu tình nguyện viên Trần Thị Mai ấn tượng về KTMH những năm Chùa Ba Vàng vẫn đang trong thời gian xây dựng và Chư Ni đã nhường lại nơi ở cho các bạn Khóa sinh nữ. Vào một buổi trưa giữa tháng 6, khi các bạn Khóa sinh vẫn đang ngủ thì bên ngoài trời mưa to như trút nước, kéo theo sấm chớp liên tục. Trời mưa khiến nước chảy xối xả từ trên cao xuống, tạo thành dòng làm nước tràn vào trong nhà. Các bạn trẻ gọi nhau và cùng các tình nguyện viên dùng chổi mo hay bất cứ thứ gì có thể để gạt nước ra ngoài.

Câu chuyện “gạt nước” dưới cơn mưa rào đã trở thành một ký ức tấn tượng đối với những Khóa sinh tham gia KTMH năm ấy. Chính những kỷ niệm giản đơn đã khiến cho những tình nguyện viên cùng các bạn Khóa sinh trở nên thân thiết, đoàn kết hơn rất nhiều.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Câu chuyện “gạt nước” dưới cơn mưa rào đã trở thành một ký ức tuyệt vời đối với những Khóa sinh tham gia KTMH năm 2016

Phó ban thường trực Ban Thông tin - Truyền thông Chùa Ba Vàng Trần Thị Mai kể rằng: “Ngày đó, mình làm tình nguyện viên lần đầu tiên. Dù được sự chỉ dạy tận tình trên Sư Phụ, chư Tăng và Cô Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng nhưng cái gì đầu tiên bao giờ cũng bỡ ngỡ. Mình lo lắng đến nỗi sút 4kg. Sau đó, đã cố gắng làm đến đâu, thấy khó chỗ nào thì hỏi đến đó. Và cứ như vậy, mình đã hoàn thành các công việc được giao”.

Nhờ đó mà sau này khi có nhân duyên làm Ban Điều hành của KTMH, chị Trần Thị Mai đã quen hơn với những công việc ấy, để cùng mọi người họp bàn và triển khai những sự chỉ dạy của Sư Phụ, Chư Tăng và Cô Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng. Đặc biệt, chị cảm nhận bản thân có nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ, là một tình nguyện viên hay là một thành viên trong Ban Điều hành tuy vai trò có khác nhau nhưng tất cả đều là những công việc mang lại những trải nghiệm cao quý.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Đại diện các chủ nhiệm, tình nguyện viên - những bạn trẻ gắn bó với KTMH Chùa Ba Vàng

Điều đặc biệt đằng sau những Khóa tu mùa hè

Chặng đường 15 năm, biết bao bạn trẻ đã gắn bó thanh xuân với Chùa Ba Vàng, lớn lên trong tình yêu thương của Thầy Thích Trúc Thái Minh và Chư Tăng Ni, Phật tử của chùa. Từ KTMH đầu tiên năm 2009 với chỉ khoảng gần 100 Khóa sinh; năm 2017 xấp xỉ 1.500 Khóa sinh; năm 2022 với hơn 14 nghìn Khóa sinh..  thì đến năm 2023 số lượng Khóa sinh đã lên đến hơn 22 nghìn.

Để phục vụ KTMH lớn như năm 2023, trung bình mỗi ngày, các Phật tử phải chuẩn bị hơn 22 nghìn suất ăn; giặt phơi khô 6 nghìn bộ quần áo mỗi ngày. Ban An ninh với 120 - 130 nhân sự túc trực 24/24 giờ không kể ngày đêm, không chỉ bảo vệ an ninh trật tự an toàn cho khóa tu mà còn cho an ninh toàn chùa.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -1
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng Phạm Thị Yến động viên các Phật tử trong Câu lạc bộ chuẩn bị kỹ lưỡng các phần việc phục vụ cho KTMH 

Các đơn vị các món ăn cho các KTMH phải tính đến hàng tấn (hàng tấn bún, hàng tấn dưa hấu, hàng tấn vải thiều, hàng tấn rau củ quả, hàng chục ngàn chai nước tinh khiết...). Thường xuyên có 150 - 220 Phật tử làm việc tại Ban Đời sống; 250 - 300 Phật tử của Ban Bếp làm các công việc chế biến nấu nướng các món ăn.

Để quản lý được số lượng các Khóa sinh đông như vậy, đòi hỏi hơn 330 thành viên gồm: chủ nhiệm và tình nguyện viên, cũng như các lực lượng ở tất cả các cương vị. Đặc biệt, là Cô Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng Phạm Thị Yến phải hoạt động rất vất vả, để mọi việc mọi khâu đều được vận hành nhịp nhàng, quy củ và hiệu quả.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -1
Thành công của các KTMH có sự đóng góp của hàng nghìn cô bác Phật tử từ khắp các đạo tràng về chùa chăm lo phục vụ các khâu

Nguyện cả cuộc đời ươm mầm trí tuệ cho thế hệ trẻ

Những KTMH diễn ra trong thời gian Chùa Ba Vàng còn hoang sơ, khó khăn về cơ sở vật chất, tuy mộc mạc, giản dị nhưng đã trở thành một phần ký ức tươi đẹp trong thanh xuân của biết bao thế hệ Khóa sinh, tình nguyện viên, chủ nhiệm và thành viên ban tổ chức. Nơi đây, những KTMH vẫn đang tiếp tục nuôi lớn những ước mơ, hoài bão của nhiều thế hệ, như trong tâm nguyện của Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh cùng Chư Tăng Chùa Ba Vàng và các Khóa sinh tại sự kiện đánh dấu cột mốc kỷ niệm 15 năm KTMH

Thầy Thích Trúc Thái Minh đã nhiều lần khẳng định, cả cuộc đời dành tâm huyết cho tuổi trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế, mà cả Chùa (Chư Tăng, Chư Ni, cùng tất cả các cô bác Phật tử) cũng theo chí nguyện ấy mà đồng lòng, đồng sức dành tâm lực cho các bạn trẻ.

Phật tử Nguyễn Thị Phượng nhớ lại, những năm đầu khi Thầy Thích Trúc Thái Minh mới về, Chùa Ba Vàng hoang sơ, bộn bề khó khăn. Dù vậy, Thầy Trụ trì vẫn quyết tâm tổ chức KTMH. Thầy thường xuyên xuống bếp, hỏi thực đơn khóa tu có những món gì và dặn các Phật tử cố gắng làm những món ăn nhiều chất dinh dưỡng cho các cháu, đừng để các cháu đói... Và còn đó vô vàn những lo lắng khác dành cho Khóa sinh KTMH nhưng Thầy Trụ trì và Chư Tăng chưa bao giờ kể.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Đại diện các chủ nhiệm, tình nguyện viên tri ân Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh và Chư Tăng chùa Ba Vàng nhân sự kiện 15 năm KTMH 

15 năm qua, biết bao Khóa sinh KTMH đã trưởng thành từ tình thương yêu nơi núi rừng Thành Đẳng. Thời gian trôi qua, dù đang sinh sống, làm việc ở khắp mọi miền thì trong mỗi Khóa sinh vẫn luôn tâm niệm: "mầm" thiện đang có trong mỗi người đều phần nào được ươm trồng, tưới tẩm từ "mảnh đất" KTMH Chùa Ba Vàng mà sinh khởi.

Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh luôn mong mỏi các KTMH tiếp tục được tổ chức tại Chùa Ba Vàng. Bởi lẽ, KTMH phù hợp với chủ trương chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gắn đạo với đời, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Đem những điều tốt đẹp vào đời để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh, sánh vai với các cường quốc. Các KTMH tại Chùa Ba Vàng, cũng như nhiều chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hướng đến mục tiêu cao cả đó.

Bài cuối: Bộ phim đặc biệt... -0
Bức ảnh đánh dấu cột mốc kỷ niệm 15 năm KTMH Chùa Ba Vàng

Hành trình 15 năm đi qua. KTMH Chùa Ba Vàng sẽ không chỉ dừng lại ở chừng ấy mà sẽ duy trì tổ chức lâu dài, để lớp lớp thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước được “tắm” trong suối nguồn yêu thương từ ngôi nhà lớn Ba Vàng trên núi Thành Đẳng linh thiêng.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.