CÓ NÊN QUAY LẠI PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN?

Bài 3: Sớm sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử

Trước sau gì chúng ta cũng phải phát triển điện hạt nhân để bảo đảm an ninh năng lượng. Vấn đề hiện nay là phải xem xét các cơ sở hạ tầng cần thiết, trong đó có hạ tầng về an toàn, an ninh và bồi thường hạt nhân như thế nào và kế hoạch hoàn thiện ra sao thì mới biết khi nào nên tái khởi động dự án điện hạt nhân.

Góp phần bảo đảm an ninh năng lượng

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) nên cần khai thác triệt để các nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, điện gió và mặt trời không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu công nghệ tích trữ năng lượng không tốt thì khó đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ở nhiều nước trên thế giới, năng lượng tái tạo được sử dụng như một nguồn năng lượng bổ trợ, còn vẫn phải sử dụng các nguồn năng lượng điện chạy đáy từ nhiệt điện than, dầu khí và điện hạt nhân.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Theo chủ trương của Chính phủ về giảm phát triển nhiệt điện than, thì phải đẩy mạnh phát triển nhiệt điện khí. Tôi không rõ tiềm năng điện khí của Việt Nam có thể sử dụng được bao nhiêu năm (tất nhiên là hữu hạn), trong khi nguồn dầu khí trên thế giới 65% trữ lượng tập trung vào khu vực Trung Đông vốn không mấy ổn định về chính trị. Do đó, nếu trữ lượng dầu khí của chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu mà phải nhập khẩu khí cho phát điện thì khó bảo đảm an ninh năng lượng. Khi đó điện hạt nhân sẽ là một giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia.

Thêm vào đó, Việt Nam là một nước lớn với quy mô dân số cả trăm triệu người và nguồn tài nguyên năng lượng nội địa hạn chế. Để đạt được mục tiêu "zero carbon" vào giữa thế kỷ này như cam kết của Chính phủ thì điện hạt nhân là một giải pháp cần phải được xem xét dựa trên cân đối cung cầu năng lượng sơ cấp, hiệu quả kinh tế - xã hội và các tác động tương hỗ mà dự án điện hạt nhân sẽ mang lại về phát triển các ngành công nghiệp có liên quan, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng, kỷ luật.

Như vậy, trước sau gì chúng ta cũng phải phát triển điện hạt nhân để bảo đảm an ninh năng lượng. Vấn đề hiện nay là phải xem xét các cơ sở hạ tầng cần thiết, trong đó có hạ tầng về an toàn, an ninh và bồi thường hạt nhân của chúng ta như thế nào và kế hoạch hoàn thiện ra sao thì mới biết khi nào mới nên tái khởi động dự án điện hạt nhân. Muốn vậy, Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Công thương đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch cũng như giải pháp bảo đảm phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết phải có để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân trong thời gian sớm nhất.

Có kế hoạch cụ thể để xây dựng và hoàn thiện hạ tầng

Điện hạt nhân là sản phẩm công nghệ cao của nhân loại, đã có lịch sử phát triển và tích lũy kinh nghiệm phát triển gần 70 năm. Các công nghệ điện hạt nhân đang được thương mại hóa hiện nay trên thế giới đã bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn cao có tính đến các kịch bản sự cố, tai nạn giả định dựa trên kinh nghiệm vận hành tích lũy trong rất nhiều năm và sự hợp tác quốc tế rộng rãi.

Nếu làm điện hạt nhân, chúng ta cũng phải nhập khẩu công nghệ và nhiên liệu, nhưng do lượng nhiên liệu tiêu thụ ít hơn rất nhiều so với điện than và dầu khí nên có thể dự trữ nhiều năm (nhà máy điện than chạy công suất 1.000MW hàng năm tiêu thụ 2,6 triệu tấn than, trong khi nhà máy điện hạt nhân cùng công suất hằng năm tiêu thụ khoảng 30 tấn nhiên liệu hạt nhân; một viên gốm nhiên liệu hạt nhân 20gram urani tương đương về năng lượng với 400kg than hay 410 lít dầu hay 350m3 khí tự nhiên). Ngoài ra, phát triển điện hạt nhân phải gắn với cam kết quốc gia với nước cung cấp công nghệ mang tính chiến lược hàng trăm năm để bảo đảm an ninh cung cấp nhiên liệu và các dịch vụ hậu mãi khác.

Trên thực tế, chúng ta cũng đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng cần thiết, trong đó có hạ tầng về an toàn, an ninh và bồi thường hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều vấn đề của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu ngay ở giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư như khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực, năng lực của chủ đầu tư, năng lực của cơ quan pháp quy hạt nhân… Vì  vậy, việc dừng dự án điện hạt nhân để chúng ta có thời gian xem xét lại các vấn đề của cơ sở hạ tầng này cũng là cần thiết để có các chuẩn bị tốt hơn.

Riêng về địa điểm, chúng ta đã có quy hoạch các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Các địa điểm này đã được các cơ quan chuyên môn trong nước phối hợp với các đối tác của nước công nghiệp điện hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và IAEA nghiên cứu đánh giá và khảo sát thực địa. Vì vậy, các địa điểm này nên được bảo lưu cho kế hoạch phát triển điện hạt nhân trong tương lai tránh lãng phí nguồn lực. Hai địa điểm ở Ninh Thuận (Phước Dinh và Vĩnh Hải) là những địa điểm có ưu tiên cao trong các nghiên cứu trước đây nên đã được đề xuất cho dự án điện hạt nhân đầu tiên. Nếu Chính phủ chưa cho phép điều chỉnh quy hoạch 2 địa điểm này thì nên giữ lại vì đối với 2 địa điểm này đã có nghiên cứu chi tiết ở giai đoạn lập dự án đầu tư của đối tác Nga và Nhật Bản có thể sử dụng lại sau này, tránh lãng phí nguồn đầu tư.

Đặc thù của điện hạt nhân cần có các yêu cầu về cơ sở hạ tầng nói chung của quốc gia (19 vấn đề) và hạ tầng an toàn, an ninh và bồi thường hạt nhân (20 vấn đề). Vì vậy, cần có kế hoạch cụ thể để xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết này theo hướng dẫn của IAEA (NG-G-3.1 và SSG-16). Do đó, cần phải có Ban chỉ đạo quốc gia có thẩm quyền và có nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết.

Các vấn đề cụ thể theo quan điểm cá nhân cần quan tâm hơn bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp đầy đủ, trong đó sớm sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân có năng lực và thẩm quyền; xây dựng chủ đầu tư dự án điện hạt nhân (công ty điện hạt nhân) có năng lực tổ chức thực hiện dự án và quản lý vận hành an toàn nhà máy khi dự án kết thúc; chọn đối tác tin cậy cung cấp công nghệ và nhiên liệu lâu dài cho nhà máy điện hạt nhân của chúng ta; và có chiến lược bảo đảm nguồn nhân lực và thiết lập hệ thống giáo dục trong nước liên quan đến điện hạt nhân.

Trong trường hợp chúng ta có khó khăn về tài chính, có thể xem xét phương án đầu tư BOO cho dự án điện hạt nhân. Với mô hình này, nguồn vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của dự án điện hạt nhân là trách nhiệm của công ty nước ngoài. Về phía Nhà nước, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan và xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân có năng lực và thẩm quyền để quản lý an toàn nhà máy điện hạt nhân của nước ngoài trên lãnh thổ nước ta.

Kinh tế

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.