Áo dài ngũ thân - di sản và thời trang

Bài 2: Tìm lại vẻ đẹp xưa nhưng không cũ

Áo ngũ thân không còn xa lạ với nhiều người. Đây là thành quả hành trình “ngược dòng tìm lại” của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và nhiều hoạt động quảng bá, tôn vinh trang phục truyền thống của người trẻ.

Quay về với giá trị vốn có

Khi đề xuất lễ phục nhà nước cho nữ giới vào năm 2012, hầu như được đồng thuận là áo dài; còn nam giới vẫn phải tìm một bộ trang phục khác. Lối ra cho bộ lễ phục của nam giới chưa có hồi kết, bởi các nhà thiết kế “lừng lẫy” Việt Nam đề xuất các mẫu lễ phục mới nhưng không được chấp thuận. Áo dài nam khi đó vẫn được các cụ mặc ra đình, trên sân khấu, trên phim ảnh, nhưng dường như không phù hợp với đời sống. Trong bối cảnh như vậy, khi tìm hiểu sâu hơn về cổ phục, trong đó có áo dài truyền thống, họa sĩ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình làng Việt, cho biết, từ chỗ yêu vẻ đẹp, thích thú với cách may mặc tinh tế của các cụ, tiếc cho sự biến đổi “lạ kỳ” của trang phục áo dài bị cách tân sai lệch, Đình làng Việt đặt vấn đề đưa áo dài ngũ thân trở lại đời sống.

Thành viên Đình làng Việt mặc áo dài ngũ thân trong các hoạt động như điền dã, đi chơi, thực hiện các nghi lễ… tạo ra các buổi nói chuyện, trao đổi để mọi người hiểu hơn về trang phục này. Các hoạt động diễu hành, sự kiện văn hóa với áo dài cũng được tổ chức tại nhiều địa phương, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Dần dần, áo dài ngũ thân được nhiều người biết đến, đặc biệt là trang phục áo ngũ thân của nam giới.

sd2-4678.jpg
Đưa áo dài ngũ thân gần hơn với người trẻ. Ảnh: Th. Nguyên

Đưa áo dài ngũ thân gần hơn với người trẻ

“Càng nhiều người mặc thì áp lực với chúng tôi càng lớn, bởi chỗ may áo dài chuẩn ngũ thân rất hiếm. Giá thành một bộ áo dài không nhỏ, để người trẻ may, mặc là điều không đơn giản… Muốn lan tỏa mạnh thì trước tiên phải có đội ngũ may lành nghề, hiểu áo dài và kỹ thuật tốt. Chúng tôi mò mẫm tìm kiếm nghệ nhân may nắm bắt được kỹ thuật, với giá thành hợp lý. Chúng tôi đã tìm về làng may Trạch Xá (Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội), đến Hải Phòng, Nam Định, Huế… để tìm nghệ nhân may áo dài chuẩn ngũ thân” - ông Nguyễn Đức Bình chia sẻ.

May mắn là có những nghệ nhân đã không bỏ cuộc. Nghệ nhân may áo dài Đỗ Minh Tám, làng Trạch Xá, Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội, quyết tâm phục dựng chiếc áo dài cổ - tà áo năm thân ông vốn được truyền dạy từ lâu nhưng đã “gấp gọn và đặt nó vào một góc ký ức sâu thẳm và tưởng chừng góc ký ức ấy sẽ chẳng bao giờ được mở ra lần nào nữa”. “Tôi quyết định tạm gác lại công việc hiện tại và thực hiện một kế hoạch phục dựng cổ phục năm nào. Gần 40 năm làm nghề cuối cùng đã tới lúc tôi thấy mình nên quay về với giá trị vốn có. Hành trình phục dựng tuy nhiều gian nan nhưng cũng có những điều làm tôi hạnh phúc vô cùng”...

“Nói cho cùng, tôi đang ăn vay từ tiền nhân, những người tiên phong tạo ra áo dài ngũ thân và cả áo dài hai thân để ngày nay chúng ta có một báu vật đáng tự hào” - nghệ nhân may áo dài Phạm Văn Tuyền (Áo dài Năm Tuyền, TP. Hồ Chí Minh) nói. Trong hành trình phục hồi chiếc áo dài truyền thống để trang phục này cùng với công nghệ may đo sẽ luôn hiện diện với hiện tại và tương lai, nghệ nhân Phạm Văn Tuyền đã nỗ lực nghiên cứu sản xuất áo dài ngũ thân đại trà, phù hợp với nhiều loại vải, tiện lợi cho việc sử dụng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội, truyền cảm hứng và truyền kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp cho thế hệ sau…

Đóng góp tích cực của người trẻ

Từ một nhóm nhỏ người yêu thích văn hóa truyền thống nghiên cứu và phục dựng áo dài ngũ thân dựa trên tư liệu lịch sử; cộng đồng yêu áo dài ngũ thân ngày càng lớn mạnh. Những sản phẩm làm đúng ngày càng phủ sóng rộng rãi thay cho những sản phẩm làm sai trước kia. Khán giả đại chúng qua đó cũng có phản ứng tích cực, mong muốn khoác lên mình những bộ Việt phục bài bản ở mọi miền Tổ quốc.

Ngày càng nhiều bạn trẻ chọn áo dài trong những hoạt động quan trọng. Chiếc áo năm thân từng bước xuất hiện trong phim ảnh như “Phượng khấu” (Huỳnh Tuấn Anh), “Người vợ cuối cùng” (Victor Vũ); hay góp mặt vào MV âm nhạc như “Chơi vơi” (Trung Quân và K-ICM), “Vọng nguyệt” (Hoàng Duyên), “Không thể cùng nhau suốt kiếp” (Hòa Minzy)… Đó là kết quả nhiều năm tháng phát triển của các đơn vị, hội nhóm nghiên cứu và phục dựng Việt phục.

Ông Vũ Đức, thương hiệu Great Vietnam cho rằng, 10 năm qua (2014 - 2024), người trẻ đã đóng góp tích cực cho việc hồi sinh chiếc áo dài truyền thống. Từ những tà áo ngũ thân đầu tiên được tái dựng vào khoảng năm 2015, đến nay có rất nhiều thế hệ tham gia công cuộc quảng bá các dạng thức trang phục truyền thống của người Việt.

Đặc biệt, người trẻ đã trực tiếp tìm ra, đặt vấn đề và lật lại nhiều sai lệch về tri thức trang phục truyền thống trong sách vở, báo chí - truyền thông, các chú dẫn sai lệch tại những đơn vị về văn hóa, bảo tồn, bảo tàng, di tích, danh thắng, các báo cáo nghiên cứu khoa học và công trình phục dựng.

Song song với sự phát triển của các hội nhóm đa phần do người trẻ thành lập thì sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Thừa Thiên Huế trong việc tạo lập đề án “Huế - Kinh đô áo dài” cũng đã tạo nên bước biến chuyển tích cực.

Tất nhiên để áo dài ngũ thân đi vào cuộc sống, đặc biệt là áo dài nam, vẫn còn những rào cản nhất định. Vấn đề chính ở đây, theo GS. TS. Thái Kim Lan, là điều chỉnh được sự mặc định hình ảnh người đàn ông gắn liền với Âu phục từ thời Tây thuộc đến bây giờ. “Nhật Bản, Ấn Độ... đều có trang phục truyền thống. Còn Việt Nam đang theo Tây Âu trên phương diện trang phục, ý thức về thời trang đang thiếu nét truyền thống. Ở góc độ truyền thống và bản sắc, việc trở lại giá trị của người Việt âu cũng không có gì quá đáng, nếu không nói là hợp lý”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong hành trình đưa áo dài ngũ thân trở lại đời sống đương đại, cần vận dụng tư duy và nghệ thuật cũng như kỹ thuật để cải tiến phù hợp với hoàn cảnh và môi trường làm việc.

Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Tin ở giáo viên
Văn hóa - Thể thao

Tin ở giáo viên

Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10.1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”.

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”
Giáo dục

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”

“Hội sách Kỹ Nghệ II” do Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức từ ngày 19 - 21.11, nhằm lan tỏa văn hóa đọc tới hàng nghìn học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.