Tín dụng chính sách ở Mù Cang Chải, Yên Bái

Bài 2: Cùng nhau dệt những mùa vàng

Sau nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện (2020 - 2025), kinh tế của Mù Cang Chải có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ lệ giảm nghèo bình quân của huyện đạt trên 8,44%/năm. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 30,3 triệu đồng/người/năm, tăng 9,9 triệu đồng/người so với đầu nhiệm kỳ, đạt 74,26% mục tiêu nghị quyết đề ra. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ tín dụng chính sách...

Huy động mọi nguồn lực

Đến 30.9.2023, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH Mù Cang Chải đạt 409.075 triệu đồng, tăng 53.633 triệu đồng (tăng 15%) so với đầu năm; đạt 99,4% kế hoạch giao. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về đạt 386.650 triệu đồng, tăng 54.818 triệu đồng (tăng 16,5%) so với đầu năm; đạt 100% kế hoạch năm.

Nguồn vốn chính sách đã giúp vợ chồng anh Thảo A Phổng thu về 200 triệu đồng lãi mỗi năm. Ảnh: Đức Kiên
Nguồn vốn chính sách đã giúp vợ chồng anh Thảo A Phổng thu về 200 triệu đồng lãi mỗi năm. Ảnh: Đức Kiên

Đặc biệt, ngoài nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã quan tâm, ủy thác sang NHCSXH huyện 6.938 triệu đồng, tăng 2.283 triệu đồng so với đầu năm để cho vay. Trong đó, nguồn ngân sách huyện là 3.955 triệu đồng. Nguồn vốn cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhất là đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo để phục vụ cho chăn nuôi, buôn bán, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm...

Cùng với đó, NHCSXH huyện đã chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn; các tổ chức hội nhận ủy thác tích cực tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Kết quả đến 30.9.2023, số dư tiền gửi tiết kiệm huy động trên địa bàn đạt 7.972 triệu đồng, tăng 1.015 triệu đồng so với đầu năm; đạt 100% kế hoạch năm; số dư tiết kiệm bình quân 1 Tổ Tiết kiệm và vay vốn là 43 triệu đồng, số dư tiết kiệm bình quân 1 triệu đồng/hộ; tỷ lệ hộ còn dư nợ tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng tại các xã, thị trấn đạt trên 95%.

Để đưa nguồn vốn mau chóng đến với bà con, NHCSXH huyện đã chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm ủy thác rà soát tổng hợp nhu cầu vay vốn, tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, nợ khoanh, thu lãi, thu tiết kiệm, kiểm tra đối chiếu vốn vay, tham gia giao dịch xã... Đến nay, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội là 404.633 triệu đồng, tăng 50.358 triệu đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 99,7% trên tổng dư nợ; tổng số tổ chức hội cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với NHCSXH là 55 hội; số Tổ Tiết kiệm và vay vốn ký hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH là 185 tổ, với 7.884 hộ có dư nợ.

Điều quan trọng, sau nhiều năm kiên trì vận động, cấp ủy, chính quyền và NHCSXH huyện đã làm chuyển biến cơ bản nhận thức của đông đảo đồng bào. Bà con mạnh dạn vay vốn, biết tận dụng sự hỗ trợ và sử dụng đồng vốn vào phát triển chăm nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, đời sống nhân dân dần khấm khá, an ninh trật tự được bảo đảm.

Từng bước giúp dân thoát nghèo

Mù Cang Chải hiện nay còn tới 13 bản (1530 hộ) chưa có điện lưới quốc gia; 8 bản chưa có sóng điện thoại, gần 16 nghìn người chưa sử dụng smartphone, số có thì phần lớn cấu hình, chất lượng kém...

Nhờ sự sát sao và tận tâm của cán bộ tín dụng chính sách; sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng đã phát huy hiệu quả, từng bước giúp đồng bào tự đứng vững trên đôi chân của mình và từng bước thoát nghèo.

Gia đình anh Thào A Phổng, 42 tuổi, dân tộc Mông, ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt là một ví dụ. Năm 2010, anh Phổng được vay 15 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo để chăn nuôi trâu. Sau 5 năm, gia đình được vay tiếp 50 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo để đầu tư mở rộng diện tích trồng cây hồng giòn kết hợp chăn nuôi. Năm 2020, anh Phổng trả hết nợ vay, rồi lần lượt vay tiếp các chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm. Đến nay, anh Phổng có trong tay cơ ngơi khang trang cùng 100 gốc hồng, đàn lợn rừng gần trăm con, mỗi năm trừ chi phí, anh thu lãi gần 200 triệu đồng.

Một điển hình khác là hộ Thào A Pàng, dân tộc Mông, sinh năm 1982 ở bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt. Cũng khởi nghiệp với 50 triệu đồng vốn vay Chương trình hộ nghèo từ năm 2013 để nuôi trâu; 5 năm sau anh Pàng trả hết nợ và vay tiếp 50 triệu đồng chương trình hộ sản xuất kinh doanh, để mở rộng phương án chăn nuôi trâu và trồng thảo dược.

Quả thật, nhìn vào cơ ngơi khang trang, ngăn nắp; máy cắt cỏ, máy xát lúa, cho đến đàn trâu bò, lợn gà và những ruộng lúa, ngô hay những vạt thảo dược của gia đình anh Pàng mới thấy giá trị lớn lao của nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cho đồng bào. Từ nguồn vốn vay, gia đình anh Pàng không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn, của để, trở thành hộ khá trong bản với thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, nguồn vốn còn giúp gia đình anh Pàng xây dựng được nhà tắm, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình 4 người tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

Trên thực tế, sau nửa nhiệm kỳ phát triển, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 giảm xuống còn 28,0% (giảm 2,5%), đạt 89,29% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ đều tăng từ 1% - 1,5% so với đầu nhiệm kỳ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 30,3 triệu đồng/người/năm, tăng 9,9 triệu đồng/người so với đầu nhiệm kỳ, đạt 74,26% mục tiêu nghị quyết đề ra. Đến nay, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của huyện đạt trên 8,44%/năm. Đến cuối năm 2022, tổng số hộ nghèo còn 6.344 hộ, chiếm tỷ lệ 48,28%; số hộ cận nghèo là 1.452 hộ, chiếm tỷ lệ 11,05%.

Theo Bí thư Huyện ủy Nông Việt Yên, kết quả trên là sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của mỗi cá nhân đồng bào, đặc biệt là sự vào cuộc đầy trách nhiệm của NHCSXH huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo chưa thật sự bền vững, đời sống đồng bào vẫn vô cùng khó khăn.

"Do đó chúng tôi rất cần sự đồng hành của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và NHCSXH huyện" - Bí thư Nông Việt Yên nói.

Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi
Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi

Cơn bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có ngành Giáo dục. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Với tinh thần “tương thân tương ái”, ngày 19.9, Quỹ thiện nguyện Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) đã tài trợ trang thiết bị cho các trường học tại tỉnh Thái Nguyên với nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.