Giải bài toán thiếu cát san lấp cho các tuyến cao tốc:

Bài 1: Thi công cao tốc theo cách “cầu không chờ đường, người không chờ việc”

Do nguồn cát san lấp thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công các tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau. Tuy nhiên, thay vì ngồi chờ cát, các nhà thầu nỗ lực thi công theo cách “cầu không chờ đường, người không chờ việc”.

Bài 1: Nỗ lực thi công cao tốc theo cách “cầu không chờ đường, người không chờ việc”
Theo Trung tá Lê Xuân Đại, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn 11, hiện đơn vị tập trung thi công 5 cây cầu trên toàn tuyến của gói thầu 42

Đầu tháng 4.2024, Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân có mặt tại gói thầu số 42, Dự án thành phần 1 thuộc Dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng (đoạn KM0+314 đến KM17+240) do liên danh nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty cổ phần Thiết bị 624 phụ trách. Những ngày qua, dưới cái nóng công trường trên 37 độ C, công nhân, kỹ sư vẫn tập trung đầy đủ, ngày đêm thi công 5 cây cầu trên tuyến đường dài hơn 12,2km.

Trung tá Lê Xuân Đại, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn 11 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn) cho biết, vị phụ trách thi công gói thầu 42 dài 12,26km đường và 5 cây cầu. Sau gần một năm khởi công, tổng giá trị thi công đạt khoảng 175 tỷ  đồng, tương đương 10% khối lượng công trình. Hiện, đơn vị đang làm luôn ca đêm, khẩn trương hoàn thành các phần việc liên quan đến 5 cây cầu, để dịp Lễ 30.4, đơn vị sẽ gác dầm cầu.

“Do nguồn cát san lấp thiếu hụt nên tiến độ thi công chậm hơn 10%. Tuy nhiên, đơn vị vẫn nuôi quân, nghĩ việc mà làm, không ngồi chờ việc. Có nguồn cát bao nhiêu, phục vụ đường công vụ đến đó, đường công vụ đến đâu, cầu làm lên đến đó. Chúng tôi tiếp tục đào đất, bóc hữu cơ, chờ cát san lấp. Đến nay, công nhân phải phát cỏ 5 lần mà cát đắp nền vẫn chưa có”, Trung tá Lê Xuân Đại chia sẻ.

Bài 1: Nỗ lực thi công cao tốc theo cách “cầu không chờ đường, người không chờ việc”
Do thiếu cát san lấp, đơn vị thi công đã 5 lần cho công nhân phát cỏ nền đường cao tốc

Theo Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn 11, gói thầu cần hơn 3 triệu m3 cát. Trước đây, An Giang phân bổ cho dự án 3 mỏ cát là Thủ Tuyền, Tân Hồng, Vạn Hưng Tùng với tổng trữ lượng khoảng 938.000m3 cát. Đến nay, tổng khối lượng cát đến được công trường mới đạt khoảng 150.000m3 (bao gồm số cát đơn vị mua thương mại).

Số cát này được sử dụng làm đường công vụ và san lắp mặt bằng tại các vị trí thi công cầu. Riêng đường công vụ đã cần đến khoảng 200.000m3 cát. Hiện vẫn còn khoảng 4,5km đường công vụ chưa có cát san lấp. Trong khi đó, tỉnh An Giang đã đóng 2 trong 3 mỏ cát trên. Hiện chỉ còn mỏ cát Vạn Hưng Tùng đang khai thác cầm chừng, mỗi ngày chỉ cung ứng 500m3 cát.

Liên quan gói thầu 42, tỉnh An Giang vừa bàn giao thêm mỏ cát cho nhà thầu, dự kiến đến giữa tháng 4.2024, bắt đầu khai thác. Tuy nhiên, nhu cầu cát trong năm 2024 lên đến 2,2 triệu m3, trong khi đó, mỏ cát vừa được giao có trữ lượng khoảng hơn 1,2 triệu m3 nên vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu của dự án.

Bài 1: Nỗ lực thi công cao tốc theo cách “cầu không chờ đường, người không chờ việc”
Dự án thành phần 2, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua TP. Cần Thơ chậm tiến độ vì thiếu cát

Tương tự Dự án Thành phần 1, hiện Dự án thành phần 2 thuộc dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng (đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ) cũng do thiếu cát san lấp nên nhà thầu chỉ tập trung làm đường công vụ, thi công cầu trên toàn tuyến.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ - chủ đầu tư dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, tuyến qua Cần Thơ dài hơn 37km, có 4 gói thầu xây lắp. Trong khi chờ có nguồn cát san lấp, thời gian qua nhà thầu tập trung thi công đường công vụ và các cầu lớn như cầu kênh Thị Đội, cầu kênh Đứng, cầu kênh Thắng Lợi…  

Bài 1: Nỗ lực thi công cao tốc theo cách “cầu không chờ đường, người không chờ việc”
Thay vì ngồi chờ cát, các đơn vị thi công tập trung máy móc, nhân sự thi công đường công vụ, các cầu trên toàn tuyến

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, dự án thành phần 2 thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng cần đến 7 triệu  m3 cát. Hiện, An Giang đã bàn giao cho Cần Thơ mỏ cát Bình Phước Xuân để khai thác, phục vụ cho dự án. Tuy nhiên, đánh giá lại trữ lượng thì mỏ cát này có khoảng 2,3 triệu m3. Như vậy, vẫn còn thiếu khoảng 4,7 triệu m3.

Hiện nhà thầu tập trung đào nền đường, bóc hữu cơ và nhiều lần phát cỏ,… chờ cát. Dự kiến giữa tháng 4.2024, nhà thầu sẽ bắt đầu khai thác mỏ cát Bình Phước Xuân (An Giang) phục vụ dự án.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài 188,2km đi qua 4 tỉnh An Giang, TP. Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, với tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2027.

Trong đó, dự án thành phần 1 tại tỉnh An Giang có chiều dài 57,2km, dự án thành phần 2 tại TP. Cần Thơ dài 37,2km, dự án thành phần 3 tại tỉnh Hậu Giang dài gần 37km và dự án thành phần 4 tại tỉnh Sóc Trăng dài 56,9km.

Cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài hơn 110km, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Dự án đi qua địa bàn TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

Dự án được khởi công ngày 1.1.2023, chia thành 2 dự án thành phần, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài hơn 37km, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang – Cà Mau dài hơn 73km, tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Xã hội

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.