Tín dụng chính sách ở Mù Cang Chải, Yên Bái

Bài 1: Tận tâm bám trụ

Xứ "bồng lai tiên cảnh" Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái đã đổi khác! Giao thông thuận lợi, hạ tầng được quan tâm đầu tư; những nếp nhà trình tường vững chãi của đồng bào Mông - dân tộc vốn ưa du canh, du cư đã xuất hiện nhiều hơn trên trục đường liên xã, liên thôn; các phiên chợ tấp nập và đầy ắp sản vật… Tất cả minh chứng cho sự chuyển mình của huyện vùng cao biên giới với sự hỗ trợ đắc lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự tận tâm bám trụ của đội ngũ những người làm tín dụng chính sách.

Kiên trì, trách nhiệm

Gặp lại vị "Thủ lĩnh áo hồng" - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải Bùi Văn Hóa sau 3 năm, kể từ ngày đầu tiên về tìm hiểu và đưa tin hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Mù Cang Chải, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Vẫn dáng người cao gầy, thoăn thoắt đưa anh em báo chí đến gặp gỡ, trao đổi với các hộ vay vốn; vẫn cái lối sẵn sàng "bắn tiếng địa phương" kiêm phiên dịch khi đồng bào không nói được tiếng phổ thông… tất cả khiến ranh giới chủ - khách mau chóng bị xóa nhòa.

"Thủ lĩnh" Bùi Văn Hóa - người đã có hơn 20 năm gắn bó với tín dụng chính sách chia sẻ, Mù Cang Chải là một trong những huyện nghèo của cả nước và đại đa số là đồng bào Mông sinh sống. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, có 13 xã, 1 thị trấn và cả 13 xã đều đặc biệt khó khăn. Do đó, người dân nơi đây không chỉ thiếu vốn sản xuất mà còn thiếu kiến thức, dễ sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy, để đồng vốn đến tay người dân và phát huy hiệu quả là một thách thức không nhỏ.

Bởi thế, để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, giảm chi phí giao dịch, NHCSXH huyện đã xây dựng hệ thống các điểm giao dịch tại 14 xã, thị trấn. Đồng thời, thường xuyên củng cố hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn ở 98 bản và ủy thác qua 55 tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông qua phối hợp, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ chức hội các cấp, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng cường hướng dẫn cho tổ tiết kiệm và vay vốn, đặc biệt là khâu bình xét cho vay bảo đảm đúng đối tượng. Cùng với đó, tăng cường đối chiếu dư nợ vay để kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót, hạn chế xảy ra.

Hàng tháng, cán bộ tín dụng đều duy trì lịch giao dịch tại xã, xuống tận bản tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về nguồn vốn cho vay cũng như đối tượng được vay, thông báo dư nợ đến hạn, quá hạn, lãi phải thu của từng hộ... Do vậy, chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm.

Quả thật, sẽ là thách thức không nhỏ cho Mù Cang Chải khi trong muôn vàn khó khăn lại thiếu đi những cán bộ tâm huyết, gắn bó, trách nhiệm với từng hộ đồng bào, từng cây trồng vật nuôi, từng đồng vốn của Nhà nước như các cán bộ NHCSXH huyện nói chung và Giám đốc Bùi Văn Hóa nói riêng.

Luôn sẵn sàng khi đồng bào cần

Giám đốc Phòng Giao dịch Bùi Văn Hóa cho biết, với đặc thù là huyện 30a, có 91% dân số là đồng bào Mông nên mọi hoạt động của Phòng Giao dịch đều tập trung vào người nghèo, người dân tộc thiểu số. Đồng thời, vốn tín dụng chính sách đã được triển khai kịp thời tới 98 bản, tổ dân phố với 183 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tính riêng 9 tháng năm 2023, NHCSXH huyện đã cho vay 104.144 triệu đồng; với 1.844 lượt hộ được vay vốn, trong đó cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt 4.350 triệu đồng, đạt 96% kế hoạch giao. Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH huyện đạt 405.612 triệu đồng, tăng 50.638 triệu đồng (14%) so với đầu năm. Nguồn vốn đã giúp hơn 18.000 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho 13.906 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 1.000 lao động; hơn 1.400 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 880 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.275 căn nhà cho hộ nghèo.

Nguồn vốn cũng góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 2,4 triệu đồng/người năm 2002 ước tính lên 20,4 triệu đồng/người năm 2022 (tăng hơn 10 lần so với năm 2002), giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2022 còn 6.344 hộ, chiếm tỷ lệ 48,28%; hộ cận nghèo là 1.452 hộ, chiếm tỷ lệ 11,05%. Không chỉ đưa vốn đến với đồng bào, cán bộ tín dụng khi xuống cơ sở giải ngân, thu lãi suất còn tư vấn, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả, đây cũng là yếu tố giúp Mù Cang Chải không có nợ quá hạn phát sinh, nợ khoanh bằng không.

Ông Bùi Văn Hóa cũng chia sẻ thêm, nhìn vào bức tranh tổng thể, tuy kinh tế - xã hội của huyện có nhiều khởi sắc nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cao nhưng chưa thật sự bền vững... Do đó, với trách nhiệm và sứ mệnh vì người nghèo của những người làm tín dụng chính sách, NHCSXH huyện Mù Cang Chải sẽ tận tâm, tận lực bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn nhằm góp phần từng bước đưa Mù Cang Chải ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi
Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi

Cơn bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có ngành Giáo dục. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Với tinh thần “tương thân tương ái”, ngày 19.9, Quỹ thiện nguyện Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) đã tài trợ trang thiết bị cho các trường học tại tỉnh Thái Nguyên với nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.