“Thượng phương bảo kiếm” nào cho hoạt động giám sát quyền lực

Bài 1:  “Quả ngọt” từ giám sát quyền lực

Dù đã có những bước tiến dài, những “quả ngọt” từ nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhưng so với kỳ vọng, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 vẫn chưa cụ thể hóa các quy định về bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là chưa có chế tài đủ mạnh - một “Thượng phương bảo kiếm” đủ sắc bén, dẫn đến có những kiến nghị xuyên nhiệm kỳ, những tiếc nuối, giá như… Đây cũng chính là nội dung hầu hết các địa phương kiến nghị qua nhiều nhiệm kỳ. Vậy, những chế tài đủ mạnh đó cần được cụ thể như thế nào để thực sự phát huy vai trò hoạt động giám sát quyền lực.

Báo cáo đánh giá hoạt động giám sát của HĐND các địa phương từ khi có Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đều khẳng định hoạt động này của HĐND các cấp được thực thi quy củ, khoa học, bài bản và hiệu quả hơn. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý đã cộng hưởng với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ và bản lĩnh của đại biểu kết lại thành những “quả ngọt”. Đích đến chính là các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm,bức xúc được tiếp thu, kiên trì xem xét, giải quyết thấu đáo, không để cử tri phải trăn trở: HĐND ở đâu khi xảy ra các sai phạm ở cơ sở.

Giải quyết chế độ cho người có công sau 18 năm gửi đơn

Với tinh thần trách nhiệm và quyết liệt tháo gỡ, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị đã giám sát và đi đến cùng nhiều vụ việc kiến nghị của cử tri kéo dài nhiều năm đi đến thành công. Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng bồi hồi nhớ lại vụ việc điển hình của một Du kích (ông Nguyễn Văn Đồng, xã B, huyện Vĩnh Linh) đề nghị được hưởng chính sách như thương binh vì đã 2 lần truy điệu sống trước khi ra trận và bị thương trong trường hợp đang đào giao thông hào. Ông đã làm hồ sơ vào năm 1997 và đã có ít nhất 2 người cùng chiến đấu chứng nhận thương tật. Trong đó, có Trưởng trạm Y tế xã B trực tiếp điều trị vết thương, được UBND xã B chứng thực, thì cần chuyển hồ sơ đến Hội đồng xác nhận xã A nơi ông cư trú để xem xét.

Bài 1:  “Quả ngọt” từ giám sát quyền lực -0
Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khảo sát thực tế diện tích rừng, đất rừng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh. Ảnh: Thảo Nhi

Thế nhưng, Hội đồng xác nhận người có công xã B đã căn cứ vào ý kiến của Chi bộ thôn Tùng Luật - không phải là nơi ông bị thương. Vụ việc kéo dài đến khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có những quy định mới, trường hợp của ông Đồng rơi vào bế tắc…

Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp giám sát, xem xét hồ sơ của ông và quá trình giải quyết của các cơ quan, đơn vị liên quan, đối chiếu với các quy định của nhà nước làm căn cứ xem xét giải quyết hồ sơ tại thời điểm thụ lý. Với tinh thần bảo vệ công lý và tri ân người có công, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội báo cáo, làm việc trực tiếp với Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. Cuối cùng tháng 9.2015, UBND tỉnh ra quyết định giải quyết chế độ sau 18 năm công dân gửi đơn và gần 3 năm Thường trực HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội vào cuộc, với số tiền trợ cấp vỏn vẹn 850 ngàn/tháng. “Sau khi có quyết định hơn 1 năm, bác ấy đã ra đi!” – Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Dũng không khỏi xúc động nhớ lại.

Hành trình đeo bám đến cùng của đại biểu

Với người dân thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, TP. Hạ Long, Quảng Ninh, gần 20 năm từ cánh đồng Ba Sào với 21,2ha bỏ hoang không thể canh tác do ngập lụt đến những mùa vàng tất bật là một hành trình đáng nhớ với sự vào cuộc, đeo bám đến cùng của các đại biểu dân cử. Theo cử tri, từ khi đập Đá Trắng (một hạng mục thuộc Dự án quai đê lấn biển Bắc Cửa Lục) đưa vào hoạt động (năm 2003), 21,7ha diện tích cấy lúa tại cánh đồng Ba Sào và cánh đồng 4,61ha gần khu vực ngầm Đá Trắng bị ngập lụt, trong đó có khoảng 1,2ha bị ngập úng nặng. Suốt một thời gian dài, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ (trước thời điểm sáp nhập vào TP. Hạ Long) đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo tìm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, việc thực hiện của các cơ quan liên quan có phần chậm trễ.

Bài 1:  “Quả ngọt” từ giám sát quyền lực -1
Đoàn công tác HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại cánh đồng Ba Sào, thôn Đá Trắng tháng 7. 2016. Ảnh Q.M.G

Đến Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIII (tháng 7.2016) vấn đề này đã được đại biểu đưa ra chất vấn hết sức gay gắt. Chủ tọa Kỳ họp đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh khẩn trương hoàn thành Đề án cải tạo, phục hồi sản xuất phần diện tích đất nông nghiệp tại khu vực này và sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống thiên tai của tỉnh để khắc phục triệt để tình trạng ngập lụt từ đầu năm 2017. Ngay sau kỳ họp, ngoài bố trí 3,8 tỷ đồng hỗ trợ 100% số hộ dân có diện tích đất ngập úng thường xuyên và bị ảnh hưởng bởi ngập úng không thể canh tác, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi và tổ chức sản xuất khu vực cánh đồng Ba Sào và Dự án chống ngập lụt tổng thể cho cả khu vực.  

Sau thời điểm này, thôn Đá Trắng và cả huyện Hoành Bồ chính thức được sáp nhập vào TP. Hạ Long, nhiệm vụ theo sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri vẫn tiếp tục được các đại biểu dân cử hai cấp đeo bám đến cùng. Đến cuối tháng 3.2021, Dự án cải tạo hạ tầng, khắc phục ngập lụt tại thôn Đá Trắng với ranh giới quy hoạch 43ha, tổng mức đầu tư trên 58 tỷ đồng đã được phê duyệt chủ trương đầu từ. Trên cơ sở đó, các đơn vị chức năng đã rà soát, xác định chính xác diện tích bị ngập úng; thu hồi đất, kiểm đếm, lập phương án bồi thường hỗ trợ theo chế độ chính sách. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố đã nhanh chóng triển khai thi công, đưa dự án vào sử dụng trong niềm phấn khởi của 66 hộ dân thôn Đá Trắng.

Hơi ấm từ giám sát quyền lực

Theo chân một nữ đại biểu chuyên trách tại một huyện khu vực miền Trung tái giám sát việc thực thi kết luận giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND về công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ và thuyên chuyển giáo viên trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 - 2020, chúng tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Lật giở từng tập hồ sơ giám sát được lưu trữ cẩn thận, chúng tôi thấy khoảng 100 phiếu điều tra xã hội học, tất cả đều là tâm tư, nguyện vọng của giáo viên trên địa bàn huyện gửi gắm cho Đoàn Giám sát. Để có được những tấm phiếu giá trị này, nữ đại biểu chuyên trách đã nghiên cứu, tìm hiểu, tham vấn ý kiến chuyên gia và cử tri tham mưu cho Đoàn được đầy đủ. Trên cơ sở phiếu điều tra, với sự tâm huyết, quyết liệt của Trưởng ban, Trưởng đoàn giám sát, Đoàn giám sát đã gặp gỡ để phỏng vấn, hoàn thành các phiếu hỏi. “Vì sao lại phải dùng phiếu hỏi? Đó là vì thời điểm đó qua tiếp xúc cử tri (TXCT), qua đơn khiếu nại, HĐND nhận được khá nhiều thông tin nhạy cảm về vấn đề thuyên chuyển giáo viên cũng như bố trí, sắp xếp đội ngũ, tuyển dụng giáo viên. Do đó, lấy phiếu điều tra, không ký tên để nắm tâm tư là cách tốt nhất để có được thông tin chính xác.” - nữ đại biểu chia sẻ.

Nữ đại biểu đưa cho chúng tôi xem một phiếu hỏi khá đặc biệt, một nữ giáo viên vừa sinh con được hai ngày đã có quyết định thuyên chuyển công tác, do cô sinh con thứ ba sợ ảnh hưởng đến phong trào của trường. Phiếu không ký tên nhưng Đoàn dễ dàng xác minh được cử tri đó là ai, gặp gỡ riêng để lấy được bằng chứng, chuẩn bị cho đối chất. Cứ như vậy, hàng loạt các vấn đề cử tri ngành giáo dục trăn trở, bức xúc có địa chỉ với bằng chứng rõ ràngđược đưa ra tại cuộc đối chất giữa Đoàn, đại diện UBND, phòng giáo dục và các ngành liên quan cũng như đại diện cử tri. Ba mặt một lời, bằng chứng thuyết phục, 12 hạn chế, vướng mắc tương ứng với đó là 12 nhóm kiến nghị đã được UBND huyện nhận diện rõ, tiếp thu ngay tại cuộc giám sát.

Nữ đại biểu nhớ như in phiên đối chất cực kỳ căng thẳng. Khi Trưởng ban quyết liệt, các bằng chứng đưa ra thuyết phục, cùng với công cụ trình chiếu nên các phòng, ngành không thể… chối cãi được. Cùng chị gặp lại nữ giáo viên năm xưa đã kiến nghị qua mẫu phiếu điều tra và nhận được lời cảm ơn chân thành của cử tri dành cho nữ đại biểu, chúng tôi cũng thấy ấm lòng. 

Để người dân “không chờ, không hẹn”

Một buổi TXCT tại phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh trước các kỳ họp thường lệ, không khí luôn “nóng” lên bởi hàng loạt ý kiến của cử tri đề nghị “đuổi cán bộ” vì không giải quyết kịp thời hồ sơ, thủ tục hành chính cho dân. Đó là khung cảnh của những cuộc TXCT đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bây giờ, các cuộc TXCT đã không còn những ý kiến phản đối quyết liệt, thay vào đó là những tình cảm chân thành dành cho cán bộ, công chức UBND phường. “Tiếp đón thân thiện, hướng dẫn tận tình, đặc biệt có những thủ tục trước đây phải đợi cuối buổi hoặc mấy ngày mới được giải quyết theo giấy hẹn thì nay người dân không phải chờ đợi, cũng không cần giấy hẹn mà được được giải quyết luôn.” - cử tri Bùi Thị Tam, tổ dân phố Thuận Hồng, phường Đức Thuận bày tỏ.

Thường trực HĐND phường Đức thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh khảo sát thực tế mô hình
Thường trực HĐND phường Đức thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh khảo sát thực tế mô hình "thủ tục hành chính không chờ, không giấy hẹn" tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường. Ảnh: Bình Nguyên

Qua tìm hiểu thì đây chính là mô hình “6 thủ tục hành chính không chờ, không giấy hẹn” tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả phường Đức Thuận được UBND phường thực hiện từ tháng 6.2023. Khi người dân đến giải quyết 1 trong 6 thủ tục hành chính đều không phải nhận phiếu hẹn, thời gian xử lý tối đa là 1 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Đây cũng là mô hình cải cách hành chính hiệu quả nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay được nhiều địa phương trong tỉnh tham quan học tập.

Để có được mô hình này, sự vào cuộc giám sát, đồng hành của HĐND phường đóng vai trò quan trọng. Theo đó, trước tình hình cử tri bức xúc với tinh thần, thái độ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của người dân chậm, không đúng hẹn, xếp hạng cải cách hành chính của phường rơi vào tốp cuối của thị xã, HĐND phường dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND đồng thời là Bí thư Đảng ủy đã giám sát, làm việc cụ thể với UBND và các bộ phận liên quan bàn giải pháp chấn chỉnh. Các kiến nghị của Đoàn giám sát đã được UBND phường tiếp thu, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo thành mô hình “6 thủ tục hành chính không chờ, không giấy hẹn”, thực sự tạo được sự hài lòng, đồng thuận từ người dân, doanh nghiệp chỉ sau 4 tháng triển khai. Qua đó, tháo gỡ những điểm “nghẽn”, giúp công tác cải cách hành chính tại phường có những “đột phá” - ông Lê Hồng Thành, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Đức Thuận phấn khởi chia sẻ.

Diễn đàn

Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND thành phố Khóa XXI quyết định nhiều nội dung quan trọng
Hội đồng nhân dân

Đổi mới và trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri

9 tháng đầu năm, hoạt động của Thường trực HĐND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng dân chủ, được Nhân dân quan tâm, đánh giá cao. Qua đó, phát huy tốt vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương để cùng với chính quyền và Nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bài 1: Dự báo vấn đề bức xúc cử tri quan tâm
Diễn đàn

Bài 1: Dự báo vấn đề bức xúc cử tri quan tâm

Vì thời gian của buổi TXCT không nhiều, phải ưu tiên để cử tri phát biểu, kiến nghị. Trước khi TXCT ở mỗi địa phương, đại biểu và Tổ đại biểu số 4 HĐND tỉnh Khánh Hòa tại thành phố Cam Ranh đã dành thời gian nghiên cứu tài liệu gửi đến; nắm tình hình, dư luận của địa phương, dự báo các nội dung, vấn đề bức xúc của cử tri có thể diễn ra tại các điểm TXCT để chuẩn bị tốt nhất cho buổi TXCT. Đây là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT.

Không để kiến nghị kéo dài, gây bức xúc dư luận
Diễn đàn

Không để kiến nghị kéo dài, gây bức xúc dư luận

Công tác tiếp xúc cử tri được chỉ đạo cải tiến, đổi mới theo hướng các Tổ đại biểu tăng cường khảo sát, nắm tình hình thực tiễn đối với các nội dung cử tri phản ánh, nổi cộm, bức xúc trước và sau khi tiếp xúc cử tri. Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh Ninh Thuận được cơ cấu Tổ trưởng, Tổ phó là lãnh đạo các địa phương đã chỉ đạo trực tiếp giải quyết các nội dung thuộc thẩm quyền. Vì vậy, một số nội dung phản ánh được quan tâm giải quyết thỏa đáng, kịp thời; một số kiến nghị kéo dài, bức xúc nhiều năm đã được chỉ đạo, đôn đốc giải quyết dứt điểm.

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách
Diễn đàn

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách

Trong thông báo Kết luận Hội nghị tiếp xúc và đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm, xem xét việc tinh giản biên chế đối với lực lượng kiểm lâm hợp lý, phù hợp.

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.