Tháng 7 tri ân

Bài 1: “Lũy đá bất tử”- nơi địa đầu Tổ quốc

Vượt qua quãng đường dài quanh co hơn 300km, Đoàn công tác cũng đã đặt chân đến với Hà Giang - vùng đất biên cương nơi địa đầu của Tổ quốc. Trong ánh nắng vàng rực, lá quốc kỳ đỏ tươi căng mình đầy kiêu hãnh giữa bốn bề núi non trùng điệp, kỳ vĩ… như muốn kể cho chúng tôi nghe về lịch sử bi hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.

Dẫu không phải sống dưới thời mưa bom bão đạn, nhưng những thế hệ chúng tôi hiểu rằng: Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc không chỉ được thêu dệt bằng hoa gấm mà bằng cả xương máu của “lớp cha trước, lớp con sau”. Để rồi, những ngày tháng 7 này, khi cả nước hướng về kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Đoàn công tác của Báo Đại biểu Nhân dân lại có chuyến hành trình tri ân đến những vùng đất chứa đựng trong mình ký ức, lát cắt về những trang lịch sử khốc liệt bi hùng như: Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh…

Đồng đội ơi…

“Sống bám đá đánh giặc. Chết hóa đá bất tử. Thành lũy đôi mươi, bờ cõi non sông đời đời…”. Câu chuyện lịch sử về vùng đất Vị Xuyên của anh cán bộ tỉnh Hà Giang cứ khẽ khàng đi vào tâm can chúng tôi, khiến quãng đường chênh vênh, dưới cái nắng bỏng rát gần 40 độ của những ngày trung tuần tháng 7 như dịu lại. Điểm đầu tiên Đoàn chúng tôi dừng chân chính là Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - “ngôi nhà chung” của hơn 1.800 liệt sỹ và 1 mộ tập thể chưa biết tên. Trước anh linh các anh hùng liệt sỹ, Đoàn đã dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng thành kính và tri ân sâu sắc đối với các anh hùng, liệt sỹ đã không tiếc máu xương, hiến dâng cả tuổi thanh xuân để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước.

Ông Mai Đức Ngời, cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên thắp hương cho đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Nguồn: TTXVN
Ông Mai Đức Ngời, cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên thắp hương cho đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên
Nguồn: TTXVN

Có lẽ, chỉ khi đặt chân đến với Vị Xuyên, chúng tôi mới thực sự hiểu được ý nghĩa của hàng loạt địa danh nghe qua đã thấy “rùng rợn”: “Ngã ba cửa tử”, “Đồi thịt băm”, “Thung lũng gọi hồn”, “Thác âm phủ”... Và, không thể nào ngăn được dòng nước mắt khi đọc được những dòng dòng tâm sự trong lá thư chưa kịp gửi về cho mẹ của chiến sỹ, liệt sỹ Trần Trung Thực, hy sinh ngày 14.1.1985 tại mặt trận Vị Xuyên: “Mẹ yêu quý của con!… Với con, bốn Xuân rồi con không được về, Xuân này là thứ năm rồi mẹ ạ, cuộc chiến còn dài còn gian khổ ác liệt và hy sinh. Con cũng quyết tâm bước tiếp cho trọn tới đích…”. Hay, lời thề khắc trên báng súng của liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh: “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử”

Ánh nắng gay gắt, những vạt mây như bị xua đi chỉ để lại bầu trời xanh ngắt. Lẫn trong màn khói trầm hương, chúng tôi được chứng kiến cuộc hạnh ngộ xúc động của những người lính Vị Xuyên năm xưa. Đối với họ, tháng 7 về như một lời hẹn ước thiêng liêng, dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ trở về Vị Xuyên sum họp với đồng đội. Những người lính tóc đã ngả màu sương, nhẹ nhàng trầm lặng bước đi giữa hàng bia mộ. Lúc này, không khí im ắng bị xé tan bởi lời hát thổn thức được cất lên từ một đoàn cựu chiến binh nào đó: “Về đây đồng đội ơi... Hà Giang đã ngưng chiến trận. Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu... Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi...”.

Dùng dằng mãi, chúng tôi mới rời được Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên để đến với Điểm cao 468, thuộc thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy - nơi tọa lạc của Nhà tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ hy sinh tại Mặt trận Vị Xuyên năm xưa… Trong không khí linh thiêng, Đoàn công tác do Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Đỗ Chí Nghĩa làm Trưởng đoàn đã thành kính thắp hương và gióng hồi chuông tưởng niệm anh linh các liệt sỹ. Thay mặt Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Biên tập đã viết lưu bút tại sổ ghi truyền thống: “Tập thể cán bộ, phóng viên, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân nguyện phấn đấu xây dựng tờ báo vững mạnh,  xứng đáng với sự hy sinh anh dũng, lớn lao của các thế hệ Anh hùng, Liệt sỹ, trong đó, có những Anh hùng, Liệt sỹ đã nằm lại trên mảnh đất biên cương Tổ quốc, đất Vị Xuyên đã đi vào lịch sử. Mãi nhớ và tự hào về các anh…!”.

Lịch sử đã chọn Vị Xuyên để viết tiếp bản hùng ca bất khuất, anh dũng, kiên cường của những thế hệ trẻ vì nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc chiến đó đã khiến không ít những người con phải ra đi và có những cuộc chia ly đã trở thành một phần của lịch sử... Trong ánh chiều tà, lắc lư trên cung đường quanh co lưng chừng trời, với những triền đá tai mèo nhọn hoắt trùng điệp, bên tai chúng tôi vẫn văng vẳng tiếng gọi: “Đồng đội ơi! Tôi nhớ Chiến tranh qua lâu rồi/ Lòng vẫn thầm thì gọi…”.

Đoàn công tác lắng nghe về lịch sử của điểm cao 468
Đoàn công tác lắng nghe về lịch sử của điểm cao 468

Viết tiếp con đường hạnh phúc

Tiếp tục băng qua con đường như dải lụa mềm ôm lấy những dãy núi trùng điệp, chúng tôi đến được với nơi cao nhất của “mỏm cực Bắc” đó là Cột cờ Lũng Cú - Di tích Lịch sử Quốc gia, biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ quốc Việt Nam. Nhìn từ dưới lên, cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi Rồng, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật trong gió đầy kiêu hãnh… Từ trên cao nhìn xuống, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tựa như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của vùng cao sơn. Xen lẫn là những nếp nhà trình tường, mái ngói âm dương cổ kính bảng lảng làn khói lam chiều từ bản Lô Lô Chải, để rồi cảm nhận sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người nơi miền biên ải.

Quả thật, hành trình đến với Lũng Cú dù có gian nan, chênh vênh nhưng đúng như chia sẻ của Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền: Là người làm Báo, phải ít nhất một lần lên với Hà Giang, chạm được tay đến cột cờ Tổ quốc. Bởi lúc đó, mỗi chúng ta mới thấm đẫm được cái hồn non nước nơi địa đầu Tổ quốc, mới thấy yêu hơn từng tấc đất quê hương trải dài mãi dưới chân. Ngắm nhìn lá cờ kiêu hùng bay trong gió càng tiếp thêm cho chúng ra lòng tự hào dân tộc và càng thêm hiểu sâu sắc của hai tiếng thiêng liêng Tổ quốc…

Càng đi, càng tìm hiểu chúng tôi càng thêm yêu mảnh đất “hoa mọc trên đá” và khâm phục nghị lực kiên cường và đoàn kết của 22 dân tộc anh em như: Mông, Tày, Nùng, Pà Thẻn, Dao, Lô Lô… Họ đã kết thành một khối vững chắc để làm lá chắn thép nơi phên dậu của Tổ quốc và làm nên một con đường độc nhất vô nhị “Con đường Hạnh phúc” - con đường của gian khổ, hy sinh của cả hoa và máu; là huyền thoại về sức trẻ của lực lượng Thanh niên xung phong 16 dân tộc thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủ công quên mình với hơn 2 triệu ngày công… Và, hôm nay đi trên con đường ấy, chúng ta mới chứng kiến được cuộc sống đổi thay của các huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang này.

Không chỉ con đường huyền thoại mang tên Hạnh phúc hay “Lũy đá bất tử” Vị Xuyên là bài học được hun đúc từ bao gian nan, thử thách, mà đây còn là kim chỉ nam để Hà Giang không ngừng vươn lên, xóa đói giảm nghèo, trở thành điểm sáng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc… Đó có lẽ cũng là mong muốn, là khát vọng mà Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Đặng Quốc Khánh đã chia sẻ với Đoàn trong buổi gặp mặt thân mật ấm cúng: Những thành quả này sẽ là hành trang, niềm tin vững chắc để Hà Giang quyết tâm hoàn thành xuất sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. “Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tốc độ GRDP bình quân 7,5%; thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm; 100% thôn biên giới có đường giao thông đạt chuẩn…”, ông Khánh cho biết.

Những ngày về với vùng đất phên dậu nơi địa đầu Tổ quốc cũng đã kết thúc. Tiếng hát, tiếng sáo, tiếng khèn vang đâu đây trong gió; những dải hoa tam giác mạch đang chuẩn bị bung nở trên cao nguyên địa chất và chúng tôi ai cũng thấy: “Trời Hà Giang lồng lộng sắc cờ/ Tổ quốc tự hào trên đỉnh cao Lũng Cú/ Hồn sông núi linh thiêng tạc vào lịch sử/ Đất Việt ngàn đời đường Hạnh phúc đi lên…”.

Chuyến xe của Đoàn chúng tôi vẫn chưa dừng bánh, một vùng nắng lửa miền Trung như đang đợi chờ…

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…