Nui Phao Mining - Mẫu hình phục hồi kinh tế cho cư dân xứ Chè:

Bài 1: Đi trước dẫn đường

Sự cầu thị, nghiêm túc của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế lại được thực hiện bởi tiềm lực “khủng” là yếu tố tiên quyết đưa Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo - huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) trở thành hình mẫu tiêu biểu trong khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam.

Điểm chung về những khó khăn mà các Dự án mang đến cho người dân vùng bị ảnh hưởng được ghi nhận từ việc nhiều chủ đầu tư thường nhanh chóng thu hồi đất đai, nhanh chóng triển khai công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng (GPMB), xác lập ranh giới tách biệt để tổ chức sản xuất. Người dân mất tư liệu, mất việc làm, sống vất vưởng ngay bên cạnh nhà máy công nghiệp.

Ở Núi Pháo, lợi ích của Công ty gắn với lợi ích của người dân, của cộng đồng. Công ty có chính sách ưu tiên tuyển dụng cho người bị ảnh hưởng như là một phần trong chiến lược đảm bảo sinh kế. Bởi vậy mà ở Công ty có trình độ khai thác, chế biến khoáng sản Quốc tế như Núi Pháo nhưng luôn có tới trên 60% nhân lực là người dân địa phương.

Những người nông dân lam lũ với ruộng đồng trước đây giờ trở thành công nhân của đại công trường Núi Pháo. Thế hệ con em của người dân bị ảnh hưởng được tuyển dụng, đào tạo đã định hình được những vị trí cốt yếu trong doanh nghiệp. Chính vì vậy nên khi thực hiện cam kết của mình, những cán bộ mang sắc phục cam của Dự án luôn cận kề với dân, tìm hiểu, khảo sát và xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất cho người dân vùng bị ảnh hưởng.

Khẳng định giá trị, hiệu quả của sự hỗ trợ phục hồi kinh tế, Công ty đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tư vấn về việc làm, về cách sử dụng tiền đền bù đúng mục đích tại các xã trọng điểm vùng Dự án để nâng cao nhận thức cho người dân, cung cấp thông tin nhiều chiều và góp phần định hướng cho người dân biết mình cần phải làm gì để tránh những rủi ro khi sử dụng đồng vốn; chọn việc làm phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân và gia đình khi ruộng đất không còn.

Với khoảng 20 mô hình phục hồi kinh tế, người dân có thể chọn lựa và tham gia vào mô hình phù hợp như chăn nuôi nhím, lợn rừng, gà, bò, nhím, ong…; trồng nấm, su su, làm chè VietGap, chè hữu cơ, rau an toàn. Tính đến hết năm 2022, Công ty đã chi gần 4.000 suất phục hồi kinh tế, với số tiền là 23,209 tỷ đồng thông qua các chương trình đào tạo.

Bài 1. Đi trước dẫn đường -0
Không chỉ hỗ trợ hình thành các mô hình phục hồi kinh tế hiệu quả, Công ty Núi Pháo còn hỗ trợ người dân trong cả quá trình, tạo sự phát triển ổn định, bền vững

Những mô hình phục hồi kinh tế được xây dựng trên cơ sở bàn bạc, thống nhất giữa chuyên gia và cư dân bản địa (có cả những người đang làm việc tại Núi Pháo) đã ra đời và phát triển ổn định, bền vững.

Bà Đào Thị Thức (Giám đốc HTX chè Nhật Thức, xóm Khuôn 2, xã Phục Linh, huyện Đại Từ) cho biết: Chương trình phục hồi kinh tế của Núi Pháo đưa người dân có cơ hội đầu tiên là tiếp cận với thông tin mới về sản xuất. Tiếp đó là tiếp cận với các chuyên gia cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực. Giá trị hỗ trợ để triển khai các mô hình phục hồi kinh tế mới chỉ thể hiện trách nhiệm mà doanh nghiệp cần phải thực hiện.

Người Núi Pháo từ lãnh đạo tới công nhân và đặc biệt là đội ngũ cán bộ cộng đồng với một tổ chuyên gia về phục hồi kinh tế còn thể hiện được lòng biết ơn, sự tri ân đối với cư dân địa phương đã tạo điều kiện cho Dự án hoạt động. Vì thế, họ trăn trở với mỗi mô hình kinh tế. Trên những nương chè, ruộng lúa, ở trong những chuồng trại chăn nuôi luôn thấp thoáng hình ảnh của cán bộ Núi Pháo cùng bà con thăm, kiểm tra cây cối, ruộng đồng, đánh giá sự sinh trởng, phát triển của đàn vật nuôi…

Đối với HTX chè Nhật Thức, lợi ích to lớn mà HTX nhận được đó chính là việc hình thành được cơ số các thành viên có nguyện vọng, có thông tin, có kỹ năng thực hành nông nghiệp tốt để dựng xây thương hiệu mạnh. Từ chỗ rón rén bước vào làm chè VietGap, đến nay, tổ hợp tác sản xuất chè hữu cơ do chị Thức làm tổ trưởng đã đưa sản phẩm chè Phục Linh song hành cũng các sản phẩm chè đặc biệt của chè Thái Nguyên. Chè Nhật Thức đã có 2 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, 1 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao và 2 sản phẩm được chứng nhận đạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Bài 1. Đi trước dẫn đường -0

Ông Nguyễn Văn Thường (Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong mật, xã Tân Linh, huyện Đại Từ) chia sẻ: Người dân nuôi ong rải rác cả xã, cả huyện. Mà mục tiêu chỉ là tận dụng, làm thêm để tạo ra sản phẩm đủ dùng cho nông hộ. Công ty Núi Pháo đã nhìn thấy tiềm năng, cơ hội để sản phẩm mật ong của địa phương trở thành sản phẩm hàng hóa.

Người của Núi Pháo đã đề nghị lãnh đạo địa phương gom những hộ dân có số lượng thùng ong đủ lớn để thành lập tổ hợp tác. Kiến thức chăn nuôi được trang bị mới, tập huấn lại. Tư liệu được bổ sung, kỹ thuật được truyền dạy. Rất nhanh, sản phẩm mật ong Tân Linh đã được bán ra thị trường. 16 hộ thành viên của tổ hợp tác trước đây vốn chỉ có mật ong đủ dùng thì nay đã có nguồn thu từ hàng chục đến vài trăm triệu mỗi năm. Ông Thường phấn khởi triết lý, kể cũng lạ, người Núi Pháo đã đi trước dẫn đường, cán bộ làm mỏ lại giúp nông dân cấy rau, trồng chè, chăn nuôi. Thế mà mô hình nào cũng thành công cả.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.