Áp lực xử lý rác thải sinh hoạt

LÃ THANH TÂN - ĐBQH TP. Hải Phòng 

Hiện nay, mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 60.000 tấn chất thải sinh hoạt (thường gọi là rác thải), trong đó chất thải đô thị chiếm khoảng 60%. Theo dự báo, đến năm 2025 tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng thêm 10 - 16%.

Trong điều kiện hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; trình độ, năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị hóa, áp lực về xử lý rác thải sinh hoạt ngày càng lớn. Tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người dân tập trung phản đối, ngăn không cho xe chở rác vào các bãi chôn lấp do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Việc mở rộng các bãi chôn lấp gặp nhiều khó khăn do không nhận được sự ủng hộ của người dân. Vì vậy, triển khai các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường để thay thế dần biện pháp chôn lấp là hết sức cấp bách và mang tính căn cơ, lâu dài.

Tuy nhiên, đang có một thực tế là tình trạng “loạn công nghệ” xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, công ty môi trường có vốn nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí để xây dựng nhà máy nhưng hiệu quả lại rất hạn chế và gây lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, Thông tư 07/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa cụ thể nên các địa phương áp dụng theo cách khác nhau, công nghệ khác nhau giá cũng khác nhau và rất khó tính toán để có hành lang giá cho việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Do vậy, các bộ, ngành cần có hướng dẫn về các giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt để địa phương lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời hướng dẫn cụ thể về đơn giá cho từng hình thức xử lý (chôn lấp, đốt rác thông thường không phát điện, đốt rác phát điện…). Với hình thức đốt rác phát điện hiện đại, có suất đầu tư lớn, xử lý triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với môi trường, các tiêu chí chất thải đạt tiêu chuẩn châu Âu, cần phải có một đơn giá xử lý cụ thể để bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đang được nhiều tỉnh, thành và nhà đầu tư quan tâm, song quy trình, thủ tục đầu tư rất phức tạp, kéo dài, và còn nhiều chồng chéo trong các quy định pháp luật về đấu thầu, đất đai, xây dựng, đầu tư… Đặc biệt, quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chưa cụ thể, còn nhiều vướng mắc. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ những khó khăn này để thu hút được các nhà đầu tư tham gia, góp phần cùng cơ quan quản lý nhà nước xử lý rác thải, bảo vệ môi trường bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2022 đạt 89%, giai đoạn 2021 - 2025 đạt  90%. 

Hiện tại, nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước có đủ năng lực tài chính, trí tuệ, kinh nghiệm sử dụng công nghệ hiện đại cho các dự án xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam. Công nghệ đốt rác phát điện cũng được áp dụng rộng khắp trên thế giới với hàng nghìn nhà máy đang hoạt động; trong đó nhiều nhà máy xử lý rác thải tương tự như rác thải sinh hoạt tại Việt Nam nên việc tiếp cận, chuyển giao công nghệ rất thuận tiện. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích và đặc biệt ưu tiên cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước có năng lực trong lĩnh vực này. Qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tiến tới làm chủ công nghệ hiện đại, vừa mang lại nguồn thu để tái đầu tư và bảo đảm an ninh môi trường; đồng thời mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước phát triển và nhiều lợi ích khác khi các dự án có nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam.

Vấn đề hôm nay

Hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro!
Vấn đề hôm nay

Hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro!

Phát biểu tại cuộc họp với các bộ, cơ quan, địa phương về phương án dự kiến đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), diễn ra ngày 12.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, các tuyến cao tốc này sẽ đầu tư theo hình thức đối tác công tư, kết hợp nguồn vốn Trung ương, địa phương và doanh nghiệp theo Luật Hợp tác công tư. Đặc biệt, việc triển khai các dự án này phải trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.

Có thực sự cần thiết và khả thi?
Vấn đề hôm nay

Có thực sự cần thiết và khả thi?

Xây dựng một sân bay không hề đơn giản. Cho nên việc có tới 10 tỉnh đề xuất bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch cảng hàng không - dù tỉnh nào cũng đưa ra lý do về sự cần thiết cần được xem xét kỹ lưỡng.

Dự báo, phối hợp điều hành là quan trọng nhất
Vấn đề hôm nay

Dự báo, phối hợp điều hành là quan trọng nhất

 Sau nhiều "tranh cãi", tại dự thảo lần 2 tờ trình Thủ tướng về sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83, Bộ Công thương đã đề xuất giữ nguyên các quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong phân công công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu.

Có tiền thì phải tiêu được!
Vấn đề hôm nay

Có tiền thì phải tiêu được!

Phát biểu tại Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận về giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đợt 2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, các dự án của chương trình phục hồi kinh tế triển khai rất chậm.

Tinh giản biên chế hơn 78 nghìn người
Góc nhìn

Tinh giản biên chế hơn 78 nghìn người

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư. Theo đó, tính đến 30.6.2022, tổng số đối tượng được giải quyết chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ- CP của Chính phủ ở các Bộ, ngành, địa phương là 78.234 người, trong đó, các Bộ, ngành là 5.451 người và địa phương là 72.783 người.

Giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương
Vấn đề hôm nay

Giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực Nội vụ tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV gửi các đại biểu Quốc hội cho biết, tính đến 30.9.2022, các Bộ, ngành Trung ương giảm được 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc Bộ.

Bảo đảm công khai, minh bạch...
Góc nhìn

Bảo đảm công khai, minh bạch...

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Phiên họp thứ 16, khai mạc hôm nay, 10.10 là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Nâng chất lượng dịch vụ công trực tuyến
Vấn đề hôm nay

Nâng chất lượng dịch vụ công trực tuyến

Từ đầu năm đến nay, cả nước chỉ có 26 giấy phép lái xe được đổi qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân không mặn mà với việc ngồi nhà làm thủ tục đổi giấy phép bởi quy trình khá phức tạp, dữ liệu chưa được kết nối và họ vẫn phải ra xã, phường xin chứng thực. Câu chuyện này một lần nữa cho thấy, nâng cấp chất lượng dịch vụ công trực tuyến là việc cấp thiết trong thời gian tới để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Chế tài nghiêm khắc, thông điệp rõ ràng...
Góc nhìn

Chế tài nghiêm khắc, thông điệp rõ ràng...

Theo kết quả giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ Mười bốn vừa qua về lĩnh vực đầu tư công, có rất nhiều vấn đề cần sớm được giải quyết.

Tăng quyền, tăng giám sát!
Vấn đề hôm nay

Tăng quyền, tăng giám sát!

Theo dự thảo của Bộ Công thương về Quyết định của Thủ tướng quy định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg thì khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh giảm.

Sau bão Noru
Vấn đề hôm nay

Sau bão Noru

Bão Noru đã tan sau khi quần thảo hàng tiếng đồng hồ ở các tỉnh miền Trung nước ta đêm 27 rạng sáng ngày 28.9. Thống kê sơ bộ đến chiều qua cho thấy thiệt hại được giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể. Điều này là nhờ có thông tin cảnh báo bão sớm, chính xác; tinh thần cảnh giác cao độ với “quái vật Noru” và sự vào cuộc phòng, chống bão nhanh chóng, quyết liệt của cả hệ thống chính quyền cũng như người dân.

Đặc biệt ưu tiên giải ngân vốn đầu tư công
Vấn đề hôm nay

Đặc biệt ưu tiên giải ngân vốn đầu tư công

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia diễn ra ngày 26.9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu câu hỏi: Tại sao hôm nay Chính phủ lại phải tổ chức tiếp hội nghị trực tuyến để đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia?

Tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan
Vấn đề hôm nay

Tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu tiên tại phiên họp chuyên đề pháp luật vừa qua. Đây là dự án Luật nhận được sự quan tâm của cử tri, nhân dân, như chia sẻ của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: “đây là luật mà khi đi tiếp xúc cử tri lần nào nhân dân cũng có kiến nghị, phản ánh, là luật mà cả xã hội đang mong đợi”.

Minh bạch, đáp ứng nhu cầu được sử dụng biển số đẹp của người dân
Góc nhìn

Minh bạch, đáp ứng nhu cầu được sử dụng biển số đẹp của người dân

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình Xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022. Dự thảo Nghị quyết sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tư (tháng 10.2022) theo quy trình tại một kỳ họp.

"Chỉ dấu" để nhìn lại...
Vấn đề hôm nay

"Chỉ dấu" để nhìn lại...

Phát biểu giải trình về dự thảo Luật Giá (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trước đây khi làm Tổng Kiểm toán Nhà nước, 5 năm tôi chỉ sửa một bộ luật đã thấy rất vất nhưng sang đây là 13 bộ luật, chưa kể thông tư, nghị định. Liên tục phải đọc, phải tổ chức hội nghị, nghiên cứu, tiếp thu, rất vất vả, trong khi bộ máy, nhân sự của Bộ Tài chính hiện rất khó khăn. Một số anh em xin nghỉ việc nhiều, kể cả vụ phó, trưởng phòng cũng xin nghỉ việc. Tôi phải gặp và động viên suốt.

Cần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ
Góc nhìn

Cần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ

Trước đây, cơ quan soạn thảo dự án Luật Giá (sửa đổi) là Bộ Tài chính khi lấy ý kiến về dự luật đã từng đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, trong dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 đang diễn ra, việc lập quỹ bình ổn lại tiếp tục được đưa vào dự thảo luật và thành một điều riêng...

Phạm vi thu hồi đất còn rộng!
Vấn đề hôm nay

Phạm vi thu hồi đất còn rộng!

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Liên quan đến thu hồi đất, có thể thấy phạm vi thu hồi đất như trong Dự thảo còn quá rộng. Đây cũng chính là nhược điểm của Luật Đất đai năm 2013.

Khó có phương án hoàn hảo...
Vấn đề hôm nay

Khó có phương án hoàn hảo...

Để có cơ sở đề xuất với Thủ tướng quyết định ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng 2 phương án nghỉ Tết để lấy ý kiến các bộ, ngành.

Tránh quy định nhưng không khả thi
Vấn đề hôm nay

Tránh quy định nhưng không khả thi

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là quy định trường hợp có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình nếu có nhu cầu thì cấp một giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên giấy chứng nhận và trao cho người đại diện...