Ăn lá lộc mại chữa táo bón, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ (49 tuổi, Phú Thọ) đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn. Tuy nhiên, tình trạng táo bón không những không hết mà còn bị chóng mặt, buồn nôn, người yếu mệt, đi tiểu ra máu nguy hiểm.

Theo lời kể của gia đình, người bệnh có tiền sử táo bón kéo dài, được mọi người mách lá lộc mại có thể chữa được táo bón nên đã lấy lá cuốn với thịt lợn để ăn. Vài tiếng sau ăn, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, mệt mỏi, chóng mặt. Các triệu chứng nặng dần nên đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cấp cứu.

z6138747103651-2a30eb41c8903dd3db73b23d9d0db1dd.jpg
Bàn tay của người bệnh bị vàng da sau khi sử dụng lá lộc mại (Ảnh: BVCC)

Thời điểm nhập viện, người bệnh trong tình trạng đau bụng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, buồn nôn, người yếu mệt, đi tiểu ra máu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, có hiện tượng tan máu cấp, thiếu máu nặng (Hồng cầu: 1.69 T/L. Huyết sắc tố: 53 g/l. Rối loạn đông máu: PT 64%, INR: 1,40. Suy đa tạng: suy gan bilirubin TP 346 mmol/L; suy thận urê 28,25 mmol/L; Creatinin 194 µmol/L).

Sau khi thực hiện các kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp với bệnh sử, loại trừ các nguyên nhân tan máu khác. Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã xác định đây là trường hợp tan máu cấp do ngộ độc lá lộc mại, đồng thời áp dụng các biện pháp chống độc, thải độc, truyền máu, thuốc bổ gan, thuốc chống chảy máu, thuốc lợi tiểu…

Sau 5 ngày điều trị, người bệnh đã đáp ứng thuốc và tiến triển tốt, tình trạng tan máu đã cải thiện, suy gan, suy thận giảm, tiếp tục được theo dõi và sẽ được ra viện trong những ngày tới.

z6138747087385-164b173216900529016c5d0f9b1d650d.jpg
Hình ảnh lá cây lộc mại (cây du mại) (Ảnh: BVCC)

ThS.BS Phan Hồng Thái – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, theo y học cổ truyền lá lộc mại (cây du mại) có tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng. Dân gian truyền nhau kinh nghiệm uống nước lá lộc mại để chữa bệnh táo bón, kiết lỵ. Nhưng việc sử dụng không đúng cách, sai liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc.

Độc tính của lá lộc mại có thể gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh, người mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đau bụng, đi tiểu màu đỏ. Mặc dù, bác sĩ đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 0 trường hợp người bệnh bị ngộ độc nặng do ăn lá lộc mại.

Qua những trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng lá lộc mại dưới bất kỳ hình thức nào. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế có chuyên khoa cấp cứu – chống độc để được xử trí kịp thời.

Sức khỏe

10 sự kiện tiêu biểu của ngành Y tế năm 2024
Sức khỏe

10 sự kiện tiêu biểu của ngành Y tế năm 2024

Năm 2024, trước tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống tác động… nhưng nhờ được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, toàn ngành Y tế đã làm nên nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào thành công chung của đất nước.

Ngộ độc rượu: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý
Tư vấn

Ngộ độc rượu: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Từ những vụ việc liên tiếp gần đây nghi ngộ độc có thể có nguồn gốc từ rượu tự nấu tại thành phố Vũng Tàu và Hà Nội, hồi chuông cảnh tỉnh thói quen sử dụng quá nhiều đồ uống có chứa chất cồn. Đặc biệt, việc sử dụng rượu không bảo đảm chất lượng có hàm lượng Methanol vượt tiêu chuẩn cho phép có thể dẫn đến tử vong.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
Sức khỏe

Nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế ngành y tế Việt Nam

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự và phát biểu chỉ đạo. Cũng tại Hội nghị, Bộ Y tế tổ chức lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế ThS. Đinh Thị Thu Thủy chia sẻ về thực trạng sử dụng TLĐT, TLNN tại Việt Nam.
Sức khỏe

Ngăn chặn nguồn cung thuốc lá mới, mức phạt cần có tính răn đe

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, trong đó có vấn đề về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN), Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia thứ 6 của khu vực ASEAN cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Hiện, vẫn chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành vi sử dụng. Việt Nam cần học hỏi, vận dụng kinh nghiệm từ những nước trong khu vực nhằm thực thi lệnh cấm hiệu quả.