8 kết quả nổi bật của ngành Y tế năm 2024

Ngày 24.12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối điểm cầu Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2412-hntkyt-2024-02jpg.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu khai mạc hội nghị

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ 8 kết quả nổi bật với sự cố gắng, nỗ lực của toàn Ngành góp phần tích cực vào thành công chung của đất nước trong năm 2024. Cụ thể:

Hoàn thành 03/03 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Bộ Y tế hoàn thành 03/03 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2024 được Quốc hội giao. Trong đó vượt 02 chỉ tiêu được giao về số bác sĩ/vạn dân và số giường bệnh/vạn dân, đạt chỉ tiêu về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn của ngành, lĩnh vực năm 2024 được Chính phủ giao.

Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra

Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ dần các khó khăn, vướng mắc, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn thực phẩm; giải quyết tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế; cải cách hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai các chương trình, dự án...

Công tác xây dựng thể chế tiếp tục được chú trọng và tập trung hoàn thiện

Đặc biệt, trong năm 2024, lần đầu tiên Bộ Y tế đã xây dựng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 Luật trong một kỳ họp: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế tham mưu trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 Quyết định, 02 Chỉ thị; ban hành theo thẩm quyền 44 Thông tư và đang tiếp tục tập trung hoàn thiện một số Luật khác theo kế hoạch.

Các dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục được kiểm soát

Bộ Y tế tập trung cùng với chính quyền địa phương bảo đảm công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh; phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành, các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm ngày càng được chú trọng, quan tâm; nhiều hoạt động cộng đồng về dự phòng, vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, rèn luyện thể lực được tăng cường.

Chất lượng và hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh ngày càng được nâng cao

Bộ Y tế chỉ đạo, quán triệt quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm” để triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của người bệnh. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được củng cố và phát triển; năm 2024 cũng ghi nhận nhiều bệnh viện đạt được các giải thưởng uy tín về đánh giá chất lượng bệnh viện của trong và ngoài nước.

Triển khai áp dụng thành công các kỹ thuật cao trong khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là ghép tạng, ghép đa tạng; thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục chuyển biến tích cực.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án về công tác dân số

Trọng tâm là Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh…, góp phần kéo dài và tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số;

Cơ cấu tổ chức bộ máy tiếp tục hoàn thiện

Cơ cấu tổ chức bộ máy tiếp tục hoàn thiện, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển y tế cơ sở theo nội dung Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoàn thiện Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Trung ương, đề án sắp xếp các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;

Tập trung cải cách hành chính, chuyển đổi số

Bộ Y tế đã tập trung giải quyết các vướng mắc, triển khai các dự án xây dựng các cơ sở y tế để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; tập trung công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số y tế.

Sức khỏe

Ngộ độc rượu: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý
Tư vấn

Ngộ độc rượu: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Từ những vụ việc liên tiếp gần đây nghi ngộ độc có thể có nguồn gốc từ rượu tự nấu tại thành phố Vũng Tàu và Hà Nội, hồi chuông cảnh tỉnh thói quen sử dụng quá nhiều đồ uống có chứa chất cồn. Đặc biệt, việc sử dụng rượu không bảo đảm chất lượng có hàm lượng Methanol vượt tiêu chuẩn cho phép có thể dẫn đến tử vong.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
Sức khỏe

Nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế ngành y tế Việt Nam

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự và phát biểu chỉ đạo. Cũng tại Hội nghị, Bộ Y tế tổ chức lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế ThS. Đinh Thị Thu Thủy chia sẻ về thực trạng sử dụng TLĐT, TLNN tại Việt Nam.
Sức khỏe

Ngăn chặn nguồn cung thuốc lá mới, mức phạt cần có tính răn đe

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, trong đó có vấn đề về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN), Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia thứ 6 của khu vực ASEAN cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Hiện, vẫn chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành vi sử dụng. Việt Nam cần học hỏi, vận dụng kinh nghiệm từ những nước trong khu vực nhằm thực thi lệnh cấm hiệu quả.

Bác sĩ cảnh báo, cẩn trọng với hóc xương trong dịp lễ Tết
Sức khỏe

Bác sĩ cảnh báo, cẩn trọng với hóc xương trong dịp lễ Tết

Mỗi dịp lễ Tết, mọi người đều mong muốn có những bữa tiệc sum vầy, quây quần bên gia đình và người thân. Tuy nhiên, trong niềm vui ấy lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm mà nhiều người không để ý đến tình trạng hóc xương. Đây là tai nạn thường gặp, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua cho đến khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu
Sức khỏe

4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu

Rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước tiểu trong bàng quang, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận. Thậm chí, đe doạ tính mạng.