Người đàn ông bị tổn thương tim, ngất... sau khi dùng củ ấu tàu chữa bệnh xương khớp

Tại Bệnh viện Bạch Mai, người đàn ông cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất… sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp.

Khai thác thông tin, người bệnh sử dụng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp. Được bạn bè mách, nên từ lâu người bệnh đã thường xuyên ăn và uống nước củ ấu tàu để tăng sức khoẻ, sức chịu đòn, tránh đau khi tập võ cũng như lúc thực hiện nhiệm vụ công việc.

Với mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ sử dụng một lượng nhỏ, luộc kỹ, ăn củ và uống cả nước. Khi ăn, nếu có hiện tượng tê bì thì chạy hoặc nhờ người tác động lực vào mình để toát mồ hôi sẽ khỏi.

Tuy nhiên, sau khi sử dụng lần này, có hiện tượng tê bì, bệnh nhân đã chạy nhiều vòng và nhờ người hỗ trợ tác động vật lý, cũng như chủ động tạo nôn để đẩy phần đã sử dụng ra ngoài, nhưng không thấy đỡ. Hiện tượng tê bì ngày càng nặng lên, thậm chí người cảm thấy choáng váng, ngất và có tình trạng vệ sinh tại chỗ.

Sau đó, bệnh nhân được xử trí truyền dịch tại tuyến huyện và chuyển thẳng vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bệnh nhân được kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu tìm thấy chất độc aconitin - đây cũng là chất độc có trong củ ấu tàu. Kết quả, chỉ số Troponin T của bệnh nhân cũng khá cao: 31,74 ng/L gấp gần 3 lần bình thường cho thấy có dấu hiệu bị tổn thương cơ tim.

tai-xuong.jpg
Ảnh: BVCC

ThS.BS Nguyễn Văn Chiến - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, củ ấu tàu là loài thực vật chứa độc tính rất mạnh, độc tính aconitin thuốc độc bảng A, chỉ với một hàm lượng nhỏ có thể gây tử vong, liều chỉ 1mg có thể gây ngộ độc nặng, 2 - 3mg đủ để gây tử vong một người trưởng thành.

Song song đó, Aconitin gây độc trên tim, thần kinh và tiêu hóa. Ngộ độc aconitin xuất hiện rất nhanh, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài phút/ vài giờ sau khi uống dịch chiết hoặc ăn củ, rễ, lá cây ấu tàu. Biểu hiện ngộ độc khá đặc trưng do cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân, tay, thậm chí toàn thân, đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Nguy hiểm nhất của ngộ độc aconitin là loạn nhịp tim, ngoại tâm thu thất, với trường hợp nặng là ngoại tâm thu thất đa ổ, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất và tử vong.Ngoài ra, loạn nhịp tim trở thành nguyên nhân chính gây tử vong và nguy cơ tử vong luôn thường trực một khi ngộ độc đã xảy ra.

“Trung tâm đã từng có các bệnh nhân ngộ độc rất nặng, ngay tại Trung tâm sau khi đã được cấp cứu, hồi sức rồi, nhưng tim vẫn bị loạn nhịp và ngừng đập nhiều lần, phải sốc điện chữa loạn nhịp ngừng tuần hoàn tới hàng chục lần, cuối cùng may mắn bệnh nhân mới qua khỏi”, ThS.BS Nguyễn Văn Chiến thông tin.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, củ ấu tàu (Aconitum fortunei) là rễ củ của cây ô đầu, với độc tính acotinin được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. Cây thường mọc hoang ở vùng núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang…

Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y, dùng làm rượu thuốc để xoa bóp, chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi xương khớp. Nhiều trường hợp, người dân đi du lịch, thăm quan,...được giới thiệu củ ấu tàu làm đặc sản, thuốc chữa bách bệnh, mang về nhà dùng, thậm chí nấu cháo ăn thì bị ngộ độc.

“Có một dạng của ấu tàu đã qua bào chế với mục đích giảm độc gọi là phụ tử chế. Tuy nhiên, Trung tâm Chống độc đã cấp cứu nhiều bệnh nhân ngộ độc củ ấu tàu kể cả ở dạng phụ tử chế. Vì vậy, người dân tuyệt đối chỉ dùng củ ấu tàu ở dạng bôi ngoài da, không nên uống hay ăn”, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.

Sức khỏe

Đưa thuốc nam đến với người Việt bằng triết lý bền bỉ và tử tế
Sức khỏe

Đưa thuốc nam đến với người Việt bằng triết lý bền bỉ và tử tế

Gặp Nguyên Hà, người sáng lập thương hiệu sản phẩm đông y Phạm Gia, ấn tượng đầu tiên về chị là sự gần gũi, giản dị như những cây thuốc nam - tía tô, kinh giới, hương nhu, ngũ sắc, húng chanh… chúng ta thường thấy trong vườn nhà. Nói chuyện với chị lại thấy ẩn chứa bên trong niềm đam mê bất tận những bài thuốc nam của cha ông và khao khát gìn giữ, phát triển, đưa thuốc nam đến gần hơn với người Việt qua những sản phẩm tử tế của Phạm Gia.

Đưa kỹ thuật ghép thận về đồng bằng sông Cửu Long
Sức khỏe

Đưa kỹ thuật ghép thận về đồng bằng sông Cửu Long

Sau 07 tháng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ghép thận từ các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy, đến cuối năm 2024 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã thực hiện phẫu thuật thành công liên tiếp 05 trường hợp ghép thận cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, trong đó 03 trường hợp cùng huyết thống, 02 trường hợp khác huyết thống (vợ hiến thận cho chồng), hiện sức khỏe của các bệnh nhân hồi phục ngoạn mục sau ghép. Từ đó, bệnh viện này cũng đã trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam.

Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
Sức khỏe

Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột

“Tập trung mọi nguồn lực, tích cực cấp cứu và khẩn trương hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột”. Đây là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ngay khi tiếp nhận các bệnh nhi được chuyển xuống từ Tuyên Quang.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời
Sức khỏe

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế, vào 17h tối ngày 24.1, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã từ trần... tại Hà Nội, hưởng thọ 74 tuổi.

Hệ thống tiêm chủng hàng đầu Việt Nam đưa “thương hiệu tiêm chủng vắc xin Việt Nam” vươn tầm cao mới
Sức khỏe

Hệ thống tiêm chủng hàng đầu Việt Nam đưa “thương hiệu tiêm chủng vắc xin Việt Nam” vươn tầm cao mới

Với hàng chục triệu lượt khách hàng tiêm chủng vắc xin bao gồm cả trẻ em và người lớn, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tạo ra “cuộc cách mạng tiêm chủng vắc xin mới”, góp phần thay đổi diện mạo của ngành dịch vụ tiêm chủng vắc xin chất lượng cao, an toàn, chuyên nghiệp với chi phí thấp tại Việt Nam.

Lần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sức khỏe

Lần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận điều trị thành công cho trường hợp bé trai (1 tháng tuổi, Gia Lai) có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận. Đặc biệt, bệnh nhi có khối sa niệu quản khổng lồ chiếm gần trọn trong lòng bàng quang.