Bộ Y tế kêu gọi toàn dân chủ động phòng, chống dịch bệnh

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày quốc tế Phòng, chống dịch bệnh (27.12) năm 2024.

Phát biểu Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng; an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: BYT

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: BYT

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh năm 2024, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân; chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội và đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục phối hợp cùng ngành y tế; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, đoàn thể, cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, để chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa; hạn chế dịch bệnh lây lan, bùng phát; bảo đảm an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Với cách thức và hình thái lây truyền đa dạng; tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, các bệnh truyền nhiễm nói chung luôn diễn biến khó lường, khó dự báo. Bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa, di dân làm cho các đợt bùng phát dịch bệnh ngày càng gia tăng và nguy cơ xảy ra đại dịch luôn hiện hữu.

Năm 2024, các đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ, dịch tả, bại liệt, Marburg... vẫn xảy ra tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới là lời cảnh báo rằng, các bệnh truyền nhiễm luôn là mối nguy hiểm hiện hữu đối với mọi quốc gia.

Tại Việt Nam, trong năm 2024, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát; các bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét giảm mạnh so với năm 2023; không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm nhóm A (Ebola, MERS-cov, cúm A/H7N9) xâm nhập vào Việt Nam.

dich-benh-261233-1735179863577996552376.jpg
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Minh

Năm 2024, xảy ra cơn bão Yagi lớn nhất từ trước đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề song công tác phòng, chống dịch bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng, chủ động nên các bệnh truyền nhiễm được kiểm soát tốt, không để xảy ra các ổ dịch lớn tại các địa bàn bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, năm 2024, trên phạm vi toàn quốc, một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng cao như sởi, ho gà, dại; một số bệnh như sốt xuất huyết, bạch hầu tăng cao cục bộ tại một số địa phương.

Để tiếp tục chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức quốc tế và cộng đồng xã hội khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về y tế dự phòng, y tế cơ sở và phòng chống bệnh truyền nhiễm.

fc127951cabc77e22ead-1.jpg
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng TS. Nguyễn Lương Tâm thông tin tại hội nghị. Ảnh: BYT

Bộ Y tế đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo việc chủ động tổ chức triển khai sớm, hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2025 và nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát, phát hiện dịch bệnh sớm; nhằm khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.

Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chuẩn bị phương án ứng phó với các tình huống xảy ra của dịch bệnh; bảo đảm nguồn lực, kinh phí tổ chức thực hiện và huy động các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp, tổ chức chính trị xã hội chủ động tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ngành y tế mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ban, ngành, địa phương; sự đóng góp, hỗ trợ của bạn bè quốc tế và sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng xã hội cùng nhân dân cả nước.

Thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh năm 2024: "Toàn dân, toàn xã hội cùng tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm"; "Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác - Chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa"; "Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội"; "Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn dưới vòi nước để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm"; "Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để phòng mắc bệnh truyền nhiễm và giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong"; "Khi bị chó, mèo cắn; tuyệt đối không tự chữa trị, không nhờ thầy lang chữa bệnh"...

Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.