Các dự báo cho năm 2030 dự kiến sẽ có 1,04 tỷ người trong nhóm nhân khẩu học quan trọng này, hứa hẹn làm giảm đáng kể tỷ lệ người phụ thuộc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, New Delhi cần có những chính sách nhanh chóng, đồng bộ và sáng suốt để khai thác tối đa tiềm năng của lợi thế này.
Hệ sinh thái giáo dục của Ấn Độ là yếu tố trung tâm để giải phóng lợi tức nhân khẩu học này, với khoảng 1/4 dân số nằm trong độ tuổi tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục. Để đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng ngày càng tăng và cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới, chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ cần phải chuyển trọng tâm từ số liệu tuyển sinh sang chất lượng giáo dục. Theo đó, một nền tảng giáo dục chất lượng cao nhằm cung cấp bộ kỹ năng năng động, toàn cầu hóa và bền vững sẽ giúp xử lý các vấn đề phức tạp đương đại.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển bền vững
Trong bối cảnh này, Mục tiêu Phát triển Bền vững số 4 của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục, nổi lên như một trụ cột trong việc thúc đẩy nguồn nhân lực ở Ấn Độ. Được thừa nhận là động lực quan trọng cho tiến bộ kinh tế, SDG 4 góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững và đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng tiềm năng kinh tế của Ấn Độ.
Bằng cách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, SDG 4 hướng tới đạt được giáo dục phổ cập từ cấp mầm non đến cấp trung học, đảm bảo tỷ lệ nhập học phổ cập (GER) là 100% tại các trường học.
Bên cạnh đó, phạm vi rộng hơn của các Mục tiêu phát triển bền vững từ 1 đến 6 cùng nhau tạo thành một chiến lược toàn diện để tăng cường nguồn nhân lực trong khuôn khổ phát triển bền vững. Những mục tiêu liên kết với nhau này không chỉ phù hợp với khuôn khổ SDG rộng hơn mà còn nhấn mạnh vai trò then chốt của vốn thanh niên ở Ấn Độ.
Sự tham gia của giới trẻ vào các quá trình SDG được công nhận ở mức cao nhất, nêu bật tầm quan trọng của sự đại diện năng động và tính toàn diện để thực hiện SDG thành công.
Chẳng hạn như SDG 1 nhằm mục đích “xóa nghèo đói dưới mọi hình thức trên toàn thế giới”. Để thực hiện mục tiêu này, LHQ đưa ra rất nhiều các chỉ số tác động đến thanh niên như “dân số có việc làm sống dưới chuẩn nghèo quốc tế, theo giới tính và độ tuổi”; “tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia”; và “tỷ lệ dân số sống trong các hộ gia đình được tiếp cận các dịch vụ cơ bản”.
Đối với SDG 2 với mục tiêu “chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững”, nhằm đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận an toàn, đủ dinh dưỡng. Để thực hiện mục tiêu này, cũng có các chỉ số lấy thanh niên làm trung tâm bao gồm “mức độ phổ biến của tình trạng mất an ninh lương thực từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng trong dân chúng”; “tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi”; và “tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu ở phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi, dựa trên việc mang thai”.
Hay như SDG 5 nhằm mục đích “đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”. Các thước liên quan đến thanh niên bao gồm các chỉ số như tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái trên 15 tuổi đã từng bị bạo lực về thể chất, tình dục hoặc tinh thần, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 20-24 đã kết hôn trước 15 hoặc 18 tuổi…
Xác định ưu tiên chiến lược
Đầu tư vào SDG, đặc biệt là vào giáo dục và y tế, là điều tối quan trọng để khai thác tiềm năng của dân số trẻ Ấn Độ. Khoản đầu tư chiến lược này góp phần phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, nhấn mạnh mối liên kết giữa các yếu tố quan trọng này.
Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng và chất lượng phù hợp với chương trình nghị sự rộng lớn hơn về nâng cao vốn nhân lực trong khuôn khổ phát triển bền vững. Nuôi dưỡng một lực lượng lao động có khả năng điều hướng bối cảnh chuyên môn luôn thay đổi là công cụ đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế lâu dài.
Đối với một quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, giáo dục nổi lên như một công cụ cơ bản để tạo ra nguồn nhân lực cần thiết nhằm duy trì sự phát triển trong thế kỷ XXI. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục, nhưng trọng tâm sắp tới của Ấn Độ cần phải hướng tới đảm bảo một nền giáo dục có chất lượng.
Trong thời điểm ngân sách dành cho việc thực hiện SDG khan hiếm, việc tối ưu hóa nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng giáo dục là điều vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ phát triển bền vững và toàn diện ở Ấn Độ chủ yếu dựa vào việc nhận ra sức mạnh biến đổi của giáo dục và chỉ đạo các nguồn lực một cách chiến lược để củng cố nguồn nhân lực của quốc gia.