Theo bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội, ăn chay hiện đang là trào lưu tại Việt Nam, đặc biệt trong giới trẻ và nhân viên văn phòng, không phải như chúng ta nghĩ ăn chay thường cho những người tu hành.
Ăn chay được phân thành 3 nhóm chính, nhóm 1 là ovo-lacto gồm: rau, đậu, trứng, và bơ sữa, nhóm 2 là lacto: gồm rau, đậu, trứng, và bơ sữa; nhóm 3 là vegan hoàn toàn không ăn đạm động vật. Người Việt hay các Phật tử nước ta thường ăn chay theo nhóm thứ 3 này.
Theo thống kê, có khoảng 5 % dân số tại Việt Nam ăn chay trường và ăn chay thường xuyên. Ăn chay có thể có lợi cho bệnh nhân tim mạch nếu được thực hiện đúng cách và cân bằng dinh dưỡng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn chay có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn chay tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, như rau, quả, hạt, đậu và các sản phẩm chay. Các loại thực phẩm này có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol và cải thiện chức năng mạch máu.
Ngoài ra, nghiên cứu khoa học chứng minh răng ăn chay có lợi cho sức khỏe, giảm các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư. Chế độ ăn chay sử dụng nhiều rau qua, ít chất béo và cholesterol hơn chế độ ăn mặn.
Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách và cân bằng dinh dưỡng, thì chế độ ăn chay có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với các chất dinh dưỡng như protein, canxi và vitamin B12. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe bao gồm thiếu máu, loãng sương, suy dinh dưỡng.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tim mạch nên thực hiện chế độ ăn chay với sự hướng dẫn, hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồng thời, bệnh nhân tim mạch cần kiểm soát lượng calo và đảm bảo cân bằng giữa các loại thực phẩm để đạt được lợi ích của chế độ ăn chay.