Âm hưởng Tây Bắc, Chăm Pa, Huế, Tây Nguyên vào nhạc hàn lâm

Viết theo cách mô phỏng âm hưởng nhạc truyền thống của các dân tộc miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Chăm Pa và Huế, tổ khúc giao hưởng "Thiên thanh" của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng sáng tác dành riêng cho Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam, sẽ ra mắt khán giả tối 6.12 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng chia sẻ, màu xanh của núi rừng, trời biển, của thiên nhiên và màu xanh của tuổi trẻ... là những cảm xúc ban đầu đã chấp bút cho anh vẽ nên một bức tranh sơn hà bằng ngôn ngữ của dàn nhạc giao hưởng. Giai điệu của "Thiên thanh" là sự mô phỏng âm hưởng của các vùng văn hóa Tây Bắc, Chăm Pa, cố đô Huế và Tây Nguyên, nơi đã sinh dưỡng những giá trị thẩm mỹ âm nhạc cổ truyền của Việt Nam.

Âm hưởng Tây Bắc, Chăm Pa, Huế, Tây Nguyên vào nhạc hàn lâm -0
Âm hưởng của văn hóa Tây Bắc, Chăm Pa, cố đô Huế và Tây Nguyên được đưa vào tác phẩm nhạc giao hưởng
Tổ khúc gồm 3 chương nhạc: "Mường Hoa Xuân", "Trăng đại ngàn" và "Kinh đô mở hội". Tác phẩm ra mắt công chúng lần đầu tiên trong buổi hòa nhạc của Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam.
Âm hưởng Tây Bắc, Chăm Pa, Huế, Tây Nguyên vào nhạc hàn lâm -1
Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam

Cùng với "Thiên thanh", khán giả yêu âm nhạc còn được thưởng thức tổ khúc "Ma mère L'Oye Suite" (Mẹ ngỗng của tôi) của nhà soạn nhạc Maurice Ravel; bản giao hưởng số 94 mang tên "Giật mình" của nhà soạn nhạc Franz Joseph Haydn và giao hưởng thơ "Những cây thông La Mã" của Ottorino Respighi.

Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng là nhạc trưởng Honna Tetsuji.

Văn hóa

Một phần lịch sử đô thị Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Một phần lịch sử đô thị Hà Nội

Vết mờ của thời gian đang phủ bóng lên những di sản kiến trúc thời bao cấp cho dù đây vẫn là một phần quan trọng của lịch sử đô thị Hà Nội. Giá trị khác biệt của nó không chỉ nằm ở không gian, vật chất mà còn gắn liền với khát vọng, mơ ước và đời sống xã hội trong một thời chưa xa.

Y Bây - Vị trưởng buôn Ê Đê đam mê truyền thụ âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ
Văn hóa

Y Bây - Vị trưởng buôn Ê Đê đam mê truyền thụ âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ

Y Bây Kbuôr (SN 1981) được biết đến là trưởng buôn trẻ nhiệt huyết của buôn Kmrơng Prong A (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Thời gian qua, anh đã nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là gương điển hình trong các hoạt động dẫn dắt truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ người đồng bào Ê Đê thêm yêu nhạc cụ dân tộc.

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật

Hội nhập không chỉ mang lại cơ hội để các nghệ sĩ Việt Nam tiếp xúc, học hỏi từ các nền văn hóa khác mà còn đặt ra thách thức về bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Bản sắc mỹ thuật trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cộng đồng nghệ sĩ thời kỳ này.

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay
Văn hóa

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, với tài năng sáng tạo xuất sắc, lòng yêu nước thiết tha và tư tưởng cách mạng vững vàng, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông
Văn hóa - Thể thao

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ảrập XêÚt sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”, đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Cao Thái, Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là một bước quan trọng trong quản lý, phát triển hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, một số quy định trong Nghị định cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.