Dự luật Liên minh tín dụng (sửa đổi) năm 2022 tìm cách thúc đẩy hợp tác giữa các liên minh tín dụng, cho phép các thành viên của họ tiếp cận với nhiều dịch vụ tài chính hơn, bao gồm thế chấp, cho vay kinh doanh và tài khoản vãng lai.
Một trong những khía cạnh quan trọng của dự luật là thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức tín dụng. Bằng cách tạo điều kiện cho sự hợp tác này, Chính phủ muốn giúp các hiệp hội tín dụng đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và mở rộng dịch vụ của họ tới nhiều đối tượng hơn. Nhờ đó, các hiệp hội tín dụng sẽ có vị thế tốt hơn để cạnh tranh với cả các ngân hàng truyền thống lâu đời và các nền tảng công nghệ tài chính mới nổi, trong khi vẫn duy trì các giá trị cốt lõi của họ về sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng.
Hiện tại, không phải tất cả các hiệp hội tín dụng đều cung cấp các dịch vụ như thế chấp, cho vay kinh doanh hoặc tài khoản vãng lai. Dự luật Liên minh tín dụng (sửa đổi) năm 2022 giải quyết khoảng cách này bằng cách cho phép các hiệp hội tín dụng nhỏ hơn không cung cấp các dịch vụ này giới thiệu thành viên của họ đến các chi nhánh thực hiện. Điều này bảo đảm rằng, tất cả các thành viên hiệp hội tín dụng đều có quyền truy cập vào bộ sản phẩm và dịch vụ tài chính toàn diện, bất kể vị trí hoặc quy mô của hiệp hội tín dụng của họ. Dự luật, hiện đã vượt qua giai đoạn ủy ban, cũng cho phép các hiệp hội tín dụng tham gia vào cả việc cho vay và cho vay hợp vốn.
Người ta hy vọng, những thay đổi trên sẽ cho phép các hiệp hội tín dụng mở rộng đáng kể phạm vi tiếp cận của họ vào thị trường thế chấp. Thực tế, một số tổ chức tín dụng đã bắt đầu cho vay thế chấp cho khách hàng, nhưng vẫn chỉ chiếm 7% tổng thị trường thế chấp. Dự kiến, dự luật sẽ được thông qua vào cuối năm nay.