Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đây là sự kiện được Trường Đại học Ngoại thương tổ chức định kỳ nhằm tổng kết, chia sẻ các kinh nghiệm và mô hình hợp tác, trao đổi về các xu hướng hợp tác mới; tri ân các đối tác đồng hành, chào mừng ngày doanh nhân Việt Nam 13.10.

Đồng thời, giới thiệu các hướng và cơ hội hợp tác, phát triển mạng lưới đối tác, chuyên gia đồng hành cho các chương trình đào tạo mới/tiên phong; Kêu gọi các sáng kiến và mô hình mới hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1960-2025).

Diễn đàn cũng nhằm giới thiệu mạng lưới đối tác, chuyên gia đồng hành trong một số lĩnh vực đào tạo của nhà trường, gồm: lĩnh vực Đào tạo sau đại học (Graduate Partner Network - GPN); lĩnh vực Marketing và lĩnh vực Luật.

z5889696049276-c825dffd976d20032d85896f0a6bc716-3434.jpg
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương phát biểu khai mạc chương trình

Để tiếp tục thể hiện sự chia sẻ và tấm lòng hướng tới đồng bào các địa phương đã và đang phải chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, lũ lụt trong thời gian qua, Trường Đại học Ngoại thương đã gửi thông báo tới các đại biểu tham dự về việc không nhận hoa chúc mừng tại Diễn đàn này.

Nhà trường mong muốn nhã ý chúc mừng của các tổ chức, doanh nghiệp, đối tác có thể được chuyển thành sự đóng góp ủng hộ các phong trào/quỹ cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt cũng như các cá nhân/hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nói chung, để sự kiện thêm phần ý nghĩa.

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, với sứ mạng phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức, nhà trường luôn xác định việc hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển lâu dài của nhà trường.

Trường Đại học Ngoại thương đã có sáng kiến tổ chức Diễn đàn hợp tác giữa Doanh nghiệp với Nhà trường lần đầu tiên vào năm 2017.

"Trong suốt những năm qua, kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, có một điều mà chúng tôi rất cảm kích và cũng rất tự hào, đó là sự kết nối giữa các chuyên gia, các đối tác tổ chức, doanh nghiệp với nhà trường chưa bao giờ dừng lại, thậm chí còn mạnh mẽ và đặc biệt linh hoạt, sáng tạo, gần gũi, tận tâm hơn bao giờ hết", PGS.TS Bùi Anh Tuấn bày tỏ.

z5889696000890-82c223bbe37af9aa1e02897edb3220ff-2250.jpg
z5889695952526-a17acfd4bd8dbad488d776b7d441ac5d-4956.jpg
Lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương trao tặng kỷ niệm chương tri ân các doanh nghiệp, đối tác đồng hành

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh, với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao” trong Diễn đàn năm nay, nhà trường mong muốn tạo ra một không gian chia sẻ và kết nối mở để cùng nhau thảo luận, đánh giá các mô hình hợp tác hiện tại.

Đồng thời, lắng nghe ý kiến, trao đổi, đề xuất những giải pháp, sáng kiến, mô hình hợp tác mới, hướng tới sự phát triển bền vững của cả hai bên cũng như mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng - xã hội.

Với điểm nhấn là việc giới thiệu và ra mắt các mạng lưới chuyên gia và đối tác đồng hành trong các lĩnh vực Marketing, Luật và Đào tạo sau đại học, thông qua Diễn đàn này, nhà trường cũng mong muốn khơi thông nguồn lực, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kết nối và lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo.

Từ đó, mang tới những tác động tích cực cho tất cả các bên liên quan, biến sức mạnh tri thức mà nhà trường tạo ra trở thành công cụ và tài nguyên có thể chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tại chương trình, các đối tác đồng hành với Trường Đại học Ngoại thương đã cùng nhìn lại hình ảnh của nhiều sáng kiến, hoạt động hợp tác và nhiều giá trị được đồng kiến tạo thông qua hoạt động hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giai đoạn 2022 - 2024.

Những sáng kiến, hoạt động hợp tác này thể hiện phần nào thông điệp mà PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương đã gửi gắm tại Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường năm 2022, thông qua 4 chữ O.P.E.N (Outstanding - Những sáng kiến, ý tưởng, mô hình đột phá, xuất sắc; Personalized - Các chương trình hợp tác phát huy được thế mạnh và đem lại lợi ích của cả hai bên; Empowered - Tạo động lực và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ; Networkable - Lan toả, kết nối để cùng nhau tạo thêm nhiều giá trị thiết thực).

4 chữ cái đầu tiên của các tính từ này được ghép thành "OPEN", tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tuy không ít thách thức nhưng cũng đầy triển vọng, nếu hai bên cam kết sẻ chia, đồng hành, kết nối thực chất, toàn diện và lâu dài.

z5889695904674-c9144f5f966983c7c4c798ad9f07db6c-7002.jpg
Phiên thảo luận giữa đại diện lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương và các đại diện tổ chức, doanh nghiệp

Tại chương trình, Trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức tôn vinh, tri ân các đối tác đồng hành tiêu biểu, các đối tác mới với nhiều hoạt động, sáng kiến nổi bật trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cùng các Khoa chuyên môn đã trao tặng chứng nhận tới các chuyên gia đồng hành trong các lĩnh vực Đào tạo sau đại học (GPN); lĩnh vực Marketing và lĩnh vực Luật của Trường Đại học Ngoại thương.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu doanh nghiệp đã lắng nghe các tham luận, chia sẻ mô hình hợp tác thành công do lãnh đạo Khoa, Viện chuyên môn trong trường chia sẻ xoay quanh chủ đề “Khai thác khía cạnh mới trong hợp tác gắn với đào tạo sau đại học: Khi Nhà trường và doanh nghiệp đổi vai” và “Mô hình kết nối và đồng hành đa bên - căn bản, mở, linh hoạt và thực chiến cho ngành Marketing”.

Phiên thảo luận giữa đại diện lãnh đạo nhà trường và các đại diện tổ chức doanh nghiệp đã diễn ra sôi nổi, là cơ hội để hai bên cùng chia sẻ, thảo luận.

Từ đó, đồng kiến tạo các mô hình hợp tác hiệu quả, phát triển, đẩy mạnh gắn kết với thực tiễn và nâng cao tính thực chiến của các chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, cùng nhau xây dựng một cộng đồng học thuật - doanh nghiệp ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

TP. Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi lớp 10
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa công bố cấu trúc và yêu cầu đánh giá của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026. Đây là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.