Yên Bái đa dạng hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Cùng với phát triển nhanh số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hình thức quảng bá, giới thiệu nhằm đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với đông đảo người tiêu dùng trong nước, từng bước hướng đến xuất khẩu.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Yên Bái đã có 245 sản phẩm OCOP; trong đó, có 25 sản phẩm 4 sao và 220 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP chưa tương xứng với tiềm năng và những sản phẩm hiện có, sản lượng tiêu thụ chưa được như mong muốn. Do vậy, hình thành liên kết trong tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu rất cần thiết, tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn.

vna-potal-yen-bai-day-manh-ket-noi-cung-cau-tieu-thu-san-pham-ocop-stand.jpg

Ông Trịnh Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết, nhờ đa đạng các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm và sự phát triển của công nghệ, mạng internet, truyền thông đa phương tiện... Đến nay, tỉnh Yên Bái đã hình thành nhiều không gian quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sự tham gia các sàn thương mại điện tử trong việc tiêu thụ sản phẩm OCOP đã làm thay đổi mối quan hệ thị trường và phương thức bán hàng truyền thống.

Tại tỉnh Yên Bái, quá trình kết nối cung - cầu trên sàn thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng, thuận tiện cho nhiều loại sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất, đến với nhiều người tiêu dùng cùng lúc, từ đó thị trường tiêu thụ liên tục được mở rộng, đáp ứng nhu cầu giao thương sản phẩm OCOP của các địa phương.

Thực tế cho thấy, mối liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP rất đa dạng với nhiều hình thức giao dịch, các chuỗi phân phối được hình thành, nhất là sự tham gia của các kênh bán hàng hiện đại đã thúc đẩy tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP. Phần lớn các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đã được đưa vào các hệ thống phân phối lớn trên địa bàn cả nước như Go!, Mega Market, Saigon Co.op, Winmart… các sàn thương mại điện tử uy tín như Alibaba, Sendo, Shopee, Postmart.vn, Voso.vn, Viettel Post...

Là đơn vị đầu tiên trong tỉnh Yên Bái đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Ông Nguyễn Chí Cương, Giám đốc Bưu cục Viettel Post HUB Yên Bái cho biết, cũng như nhiều đơn vị khác liên kết với các cơ sở sản xuất tham gia tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử, Viettel Post HUB Yên Bái đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn về đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm lên sàn; quy định về chất lượng hàng hóa theo cam kết; kỹ năng hoạt động thương mại trên môi trường số; hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm...

Hoạt động kết nối cung - cầu diễn ra ngay từ giai đoạn sản xuất, tạo mối quan hệ chặt chẽ, kịp thời trao đổi thông tin giữa sản xuất và thị trường. Bên cạnh các kênh bán hàng trực tiếp, tỉnh Yên Bái đã và đang đẩy mạnh liên kết xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch, thông qua các sự kiện ẩm thực, văn hóa, thể thao... Do vậy, các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường.

Nhờ mối liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm nông sản Yên Bái đang có đơn đặt hàng tăng đột biến, duy trì sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Điển hình một số sản phẩm nông sản, như: quế Văn Yên; chè Shan tuyết; gạo Séng cù; chè Bát tiên; bưởi Đại Minh; miến đao Quy Mông; trà Sơn tra Shan Thịnh; măng tre Bát độ; mật ong Mù Cang Chải...

Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm

Cùng với sự chủ động của các chủ thể OCOP, tỉnh Yên Bái đã giúp sức các doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tạo mã quét QR Code, thiết kế mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc, đăng ký xuất xứ sản phẩm; hỗ trợ về thông tin thị trường nông sản, nguyên liệu, vật tư đầu vào, công cụ phục vụ sản xuất; hỗ trợ tham gia các hội chợ thương mại…

Ông Đoàn Lê Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái cho biết, ngoài việc hỗ trợ mở 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các hoạt động kết nối giao thương trong nước và quốc tế được triển khai thường xuyên. Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ tham gia nhiều hội chợ triển lãm, tham dự nhiều hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại; tổ chức kết nối giao thương với các doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan...

Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất chuyển đổi số, cụ thể như: hỗ trợ đăng ký gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số; hỗ trợ việc đăng ký sở hữu trí tuệ, mã số vùng trồng; hỗ trợ đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác. Hiện toàn tỉnh đã có 44 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; cấp được 68 mã số vùng trồng, trong đó phần lớn là những sản phẩm OCOP chủ lực.

Đặc biệt, tỉnh Yên Bái hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP thông qua việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Nhất là các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, hữu cơ được xác nhận theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhằm xây dựng thương hiệu mạnh, dẫn dắt hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 283 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân được đưa lên sàn thương mại điện tử với 940 sản phẩm nông sản, trong đó có hơn 200 sản phẩm OCOP.

Để tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời gian tới, ông Vũ Vinh Quang, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết, đi đôi với việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, tỉnh Yên Bái sẽ xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP để nâng cao hình ảnh và giá trị sản phẩm, đưa biểu trưng OCOP tỉnh Yên Bái trở thành nhận diện thương mại đối với người tiêu dùng.

Tiếp tục tập trung, ưu tiên kết nối mở rộng thị trường trong nước; xây dựng hệ thống các sự kiện, chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên tại các địa phương; phối hợp xây dựng các kênh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế; triển khai chương trình xúc tiến thương mại, nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP tỉnh Yên Bái.

Đời sống

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".

Vietcombank tổ chức thành công Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2025
Đời sống

Đại diện tin cậy của người lao động

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2025 đạt được sự thống nhất cao đối với các nội dung thông qua tại Hội nghị và thành công tốt đẹp.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh
Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh

Sáng nay, 31.3, tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 1.500 học sinh đã tham gia buổi giáo dục kỹ năng sống vô cùng bổ ích do giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các em trang bị kiến thức thực tiễn, góp phần định hướng tương lai, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện và khuyến khích tinh thần vượt khó.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa khẳng định sự cùng đồng lòng cùng hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các chuyên gia, VNA sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hãng hàng không hàng đầu khu vực. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines vừa tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.