Xử lý chất thải rắn: Cần lời giải cho bài toán công nghệ

Sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều chất thải, nhất là chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp xử lý truyền thống lại chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhiều nhưng chưa hiệu quả

Theo thống kê, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên cả nước phát sinh khoảng hơn 63.000 tấn/ngày, trong đó phần lớn lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (gồm cả chôn lấp hở và chôn lấp hợp vệ sinh), còn lại được xử lý tại các nhà máy sản xuất phân compost hoặc phương pháp đốt. Ngoài ra, còn có một số công nghệ xử lý chất thải rắn khác được nhập từ nước ngoài.

Ứng dụng công nghệ trong xử lý rác thải rắn
Ứng dụng công nghệ trong xử lý rác thải rắn

Hiện, cả nước có 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 381 lò đốt, 37 dây chuyền sản xuất phân compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt có thu hồi năng lượng để phát điện hoặc kết hợp nhiều phương pháp xử lý.

Bà Đặng Kim Chi, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đánh giá, nhìn chung các công nghệ xử lý chất thải rắn đã và đang được áp dụng ở nước ta đều có những hạn chế riêng. Đơn cử, công nghệ compost tuy có giá thành đầu tư thấp nhưng vẫn cần kết hợp với quá trình đốt, tỷ lệ chất thải còn lại cao, tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Công nghệ chôn lấp giá thành rẻ nhưng tốn diện tích, phải giám sát lâu dài kể cả khi đã đóng bãi, có thể làm phát sinh nước thải, mùi hôi nếu không được kiểm soát tốt. Trong khi đó, công nghệ đồng xử lý trong lò nung xi măng, tuy tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn, tận dụng được nhiên liệu từ chất thải nhưng nhiều loại chất thải rắn sinh hoạt lại không phù hợp để đồng xử lý. Hiện, plasma là công nghệ tiên tiến nhất để xử lý chất thải rắn nhưng suất đầu tư rất cao.

Ở khía cạnh khác còn cho thấy, đối với các công nghệ xử lý tiên tiến thì lại gặp khó khăn do số lượng chất thải rắn được thực hiện phân loại tại nguồn chưa nhiều. Chính vì thế, lượng chất thải rắn tiếp nhận thấp hơn công suất thiết kế hoặc không ổn định trong khi vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới đặc trưng, độ ẩm cao. Kết quả là máy móc, thiết bị mau bị ăn mòn, hư hỏng, hiệu quả xử lý chất thải chưa cao.

Tích hợp công nghệ

PGS.TS. Phạm Thị Mai Thảo, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, đối với lĩnh vực quản lý chất thải rắn, việc áp dụng, tích hợp công nghệ đã và đang được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới. Điều này giúp cho việc quản lý và xử lý chất thải ngày càng hiệu quả hơn cả về yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. 

Cụ thể như hệ thống áp dụng Internet of Things (IoT) hay còn gọi là Internet vạn vật đã được phát triển để giám sát việc phát sinh chất thải tại Ấn Độ và Trung Quốc. Các cảm biến được sử dụng để đo trọng lượng, không gian chiếm dụng và phát sinh khí do chất thải phân hủy trong các thùng rác, từ đó tạo ra dữ liệu liên quan đến trạng thái hoặc mức độ đầy của thùng. Các cảm biến thường được đặt bên trong thùng rác hoặc gắn vào xe thu gom để đo trọng lượng khi chất thải được chuyển từ thùng rác sang. Ngoài dữ liệu liên quan đến chất thải, hệ thống GPS còn được sử dụng để thu thập dữ liệu về vị trí của các xe thu gom.

Để thuận lợi trong việc quản lý chất thải ở các khu vực đô thị, các dự báo dựa trên dữ liệu về các dòng chất thải trong tương lai là rất quan trọng. Đáp ứng mục tiêu này, một công nghệ khác là trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng để dự đoán sự phát sinh chất thải trong tương lai. Việc dự đoán chính xác có thể cung cấp cho các bên liên quan những thông tin hữu ích để cải thiện hệ thống quản lý chất thải hiện tại, đồng thời thiết kế các hệ thống quản lý chất thải mới theo nhu cầu cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Ví dụ, mạng nơ ron nhân tạo đã được sử dụng để xây dựng các mô hình dự đoán chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Canada. Dữ liệu được sử dụng cho dự đoán bắt nguồn từ dữ liệu chất thải khu dân cư trong 9 năm. Hay, khả năng dự đoán hoạt động tốt đối với tổng lượng rác thải giấy và kim loại, thủy tinh và nhựa cho hơn 600 khu vực tại New York, Mỹ.

Trước thực tế có nhiều phương pháp xử lý chất thải nhưng hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển công nghệ xử lý chất thải trong nước, bên cạnh việc ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến như trên, cần đẩy mạnh hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ một cách hiệu quả; rà soát và đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý chất thải đang hoạt động cũng như hoàn thiện hoạt động thẩm định công nghệ các dự án đầu tư liên quan đến xử lý chất thải.

Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp
Khoa học - Công nghệ

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp

Sáng 26.2, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp (đợt 2) về sử dụng phần mềm theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VneID cho khoảng 200 đại biểu của 4 Đảng bộ mới thành lập trực thuộc Trung ương.