Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động bị xử lý thế nào?

Bạn đọc Thế Dũng (Thái Nguyên) hỏi: Trường hợp người sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

xu-phat-vi-pham-trong-linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi-anh-bh.png
Ảnh minh họa/BH

Về vấn đề này, Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trả lời như sau:

Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

- Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Để khắc phục hậu quả, khoản 10, điều 39 của nghị định này quy định:

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Như vậy, người sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, ngoài hình thức phạt tiền, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội,

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chiếm dụng tiền đóng.

Tuy nhiên, mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Theo quy định tại khoản 1, điều 6, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tin tức pháp luật

Bản án 6 năm tù giam cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước
Quốc phòng - An ninh

Bản án 6 năm tù giam cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước

Ngày 23.4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Hoàng Trung (48 tuổi, trú tại phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết) về tội “Tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Quốc phòng - An ninh

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; lực lượng hải quan đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, qua đó, phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến hành vi vận chuyển trái phép vàng, ma túy và hàng hóa cấm có tính chất phức tạp. 

Lực lượng chức năng mặc áo bảo hộ khi tiến hành kiểm tra. Ảnh: C04
Quốc phòng - An ninh

Khởi tố 10 đối tượng trong vụ xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 10 đối tượng về tội “Sản xuất trái phép chất ma túy”, tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu cấu kết với các đối tượng người Việt Nam.

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt
Quốc phòng - An ninh

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án người thợ hồ bị đánh thương tật 46% ở TP. Hồ Chí Minh, cả 3 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường. Sau phần xét hỏi, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa để xem xét thêm các tài liệu chứng cứ.

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu
Tin tức pháp luật

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu

Thời gian qua, việc quảng cáo sai sự thật vẫn diễn ra phổ biến, nhất là tình trạng người nổi tiếng quảng cáo theo "đặt hàng" vì lợi nhuận mà thổi phồng các công dụng, thành phần của sản phẩm để bán được nhiều đơn hàng. Phải chăng đã đến lúc cần phải xử lý nghiêm, hạn chế tình trạng này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.