Công tác xây dựng và thi hành pháp luật: Đổi mới để phát triển

Việc đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước mà còn tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tư duy xây dựng pháp luật chưa theo kịp được sự phát triển đất nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Để tận dụng và vượt qua những thách thức này, việc đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật trở thành yếu tố then chốt nhằm đất nước tiến bước vững chắc vào kỷ nguyên mới.

Những năm qua, việc thực hiện nhiều chủ trương, định hướng, các nghị quyết quan trọng của Đảng, công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, chất lượng pháp luật được nâng lên, phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới và thực tiễn mới của Việt Nam, bảo đảm tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Vai trò, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội.

bc6bb3e165e7d4b98df6-8439-2149.jpg
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp, Uỷ viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, GS. TS. Hoàng Thế Liên

Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Trong đó, đáng lưu ý là tư duy về xây dựng pháp luật vẫn theo kiểu cũ, chủ yếu là “bổ sung, sửa đổi”, ít tập trung vào xây dựng mới. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ. Chất lượng pháp luật chưa cao, tính khả thi còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, thậm chí một số luật vừa mới ban hành đã phải sửa đổi… Bên cạnh đó, việc tổ chức thi hành pháp luật còn chậm; chưa khắc phục triệt để việc chậm ban hành, nợ đọng văn bản thực tế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, chưa gắn việc tiếp công dân với đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật chưa nghiêm, có hiện tượng “lách luật”, vận dụng có lợi cho “lợi ích nhóm” …

GS. TS. Hoàng Thế Liên cho rằng, "điểm nghẽn" về thể chế, pháp luật là do tư duy xây dựng pháp luật chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhất là yêu cầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bên cạnh đó, khoa học pháp lý của chúng ta còn non trẻ, chưa được đầu tư mạnh mẽ để phát triển; trình độ, kỹ năng và cả thái độ của một bộ phận khá lớn công chức, người được giao trách nhiệm hoạch định chính sách, pháp luật, thể chế chưa ngang tầm với yêu cầu của công việc đặc biệt khó khăn và phức tạp này.

Ngoài ra, chưa coi việc đầu tư vào xây dựng pháp luật, thể chế là đầu tư phát triển để có chủ trương đầu tư thoả đáng, nhất là đầu tư cho giai đoạn xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức chưa cao dẫn đến tình trạng thờ ơ với pháp luật, với lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức làm giảm lòng tin của Nhân dân, của xã hội đối với pháp luật.

Đổi mới về tư duy pháp lý và công nghệ lập pháp

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, bứt phá, tăng tốc, phát triển nhanh và bền vững, đất nước đang đứng trước yêu cầu cần phải có các chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính chiến lược và cách mạng về xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là xây dựng và thi hành pháp luật, thúc đẩy nền hành chính, nền lập pháp và nền tư pháp chuyển mình nhanh hơn nữa.

Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, PGS. TS. Trương Hồ Hải cho rằng, để làm được điều đó cần phải có sự đổi mới, đặc biệt là đổi mới về tư duy pháp lý và công nghệ lập pháp. Cụ thể, tư duy pháp lý và công nghệ lập pháp phải được thay đổi mạnh mẽ từ chỗ thụ động, “chạy theo” sự việc, hiện tượng xã hội và quan hệ xã hội sang chủ động, đón đầu và định hướng cho quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật cũng phải có đủ khả năng kiếm soát các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai; không chạy theo số lượng luật được ban hành mà cần chú ý cải thiện chất lượng luật pháp.

lawinstitute-lswz.jpg
Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Ảnh: ITN

Với tinh thần đó, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam tương thích với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số. Đồng thời, tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả bằng nhiều phương thức khác nhau, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh xây dựng văn hoá pháp lý trong toàn xã hội, trước hết là xây dựng văn hoá pháp lý trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức…

Đồng quan điểm, GS. TS. Hoàng Thế Liên nhấn mạnh, cần gắn công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, những yếu tố bảo đảm thi hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật phải được cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo pháp luật; tính khả thi của pháp luật phải được đánh giá nghiêm túc trong tất cả các giai đoạn của xây dựng pháp luật; tăng cường khảo sát thực tiễn, đảm bảo sự tham gia rộng rãi và thực chất của nhân dân trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Để làm được điều đó, cần có sự chung tay của toàn hệ thống chính trị trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện góp phần đưa đất nước phát triển bền vững và thịnh vượng.

Tin tức pháp luật

Bản án 6 năm tù giam cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước
Quốc phòng - An ninh

Bản án 6 năm tù giam cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước

Ngày 23.4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Hoàng Trung (48 tuổi, trú tại phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết) về tội “Tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Quốc phòng - An ninh

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; lực lượng hải quan đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, qua đó, phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến hành vi vận chuyển trái phép vàng, ma túy và hàng hóa cấm có tính chất phức tạp. 

Lực lượng chức năng mặc áo bảo hộ khi tiến hành kiểm tra. Ảnh: C04
Quốc phòng - An ninh

Khởi tố 10 đối tượng trong vụ xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 10 đối tượng về tội “Sản xuất trái phép chất ma túy”, tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu cấu kết với các đối tượng người Việt Nam.

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt
Quốc phòng - An ninh

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án người thợ hồ bị đánh thương tật 46% ở TP. Hồ Chí Minh, cả 3 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường. Sau phần xét hỏi, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa để xem xét thêm các tài liệu chứng cứ.

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu
Tin tức pháp luật

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu

Thời gian qua, việc quảng cáo sai sự thật vẫn diễn ra phổ biến, nhất là tình trạng người nổi tiếng quảng cáo theo "đặt hàng" vì lợi nhuận mà thổi phồng các công dụng, thành phần của sản phẩm để bán được nhiều đơn hàng. Phải chăng đã đến lúc cần phải xử lý nghiêm, hạn chế tình trạng này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.