Xem lại những vở kịch nổi tiếng của Nhà hát Kịch Hà Nội

Trong tháng 4 này, Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ khán giả, trong đó có các vở kịch nổi tiếng của Nhà hát.

Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn tại Nhà hát Kịch Hà Nội -1
Chùm bi hài kịch "Những chuyện đời" công diễn vào 20h ngày 15.4 tại rạp Công nhân

Cụ thể, khán giả sẽ được thưởng thức chùm bi hài kịch "Những chuyện đời", công diễn vào 20h ngày 15.4 tại rạp Công nhân (42 Tràng Tiền, Hà Nội) do đạo diễn NSND Lê Hùng dàn dựng.

"Những chuyện đời" bao gồm 5 tiểu phẩm: "Đời quá khổ", "Thời cơ đến rồi", "Con trai thì cút - Con gái thì giữ", "Hạnh phúc" và "Dạ thú". Nội dung các tiểu phẩm đều mang tính hài hước, phê phán và châm biếm nhiều vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại, mang lại tiếng cười vui vẻ và cả suy tư cho khán giả.

Khán giả sẽ được gặp các nghệ sĩ của Nhà hát biểu diễn như: Thanh Hương, Quân Anh, Việt Dũng, Mạnh Hưng, Thu Huyền, Minh Tít, Thúy An, Việt Dũng, Trương Hoàng…

Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn tại Nhà hát Kịch Hà Nội -0
Vở kịch "Trái tim người Hà Nội" tiếp tục được giới thiệu tới khán giả

Đăc biệt, những vở kịch nổi tiếng của Nhà hát Kịch Hà Nội như: "Trái tim người Hà Nội", "Thúy Kiều - Một kiếp đoạn trường", "Làng song sinh", "Mảnh đất lắm người nhiều ma"… cũng sẽ trở lại với khán giả, tại rạp Công Nhân và sân khấu Quảng Lạc.

Trong đó, vở kịch “Trái tim người Hà Nội” là hành trình tìm lại quá khứ, tìm lại cuộc sống của Kiên - một người lính trở về từ cuộc chiến tranh tàn khốc. Đó là tuổi trẻ, là thanh xuân, là niềm vui, nỗi buồn, là những khát vọng, hoài bão và cả những mất mát, hy sinh mà Kiên cũng như đồng đội của anh đã đi qua trong bom đạn.

Vở kịch dựa theo tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh, tác giả Phùng Nguyễn, NSƯT Tiến Minh làm đạo diễn, có sự tham gia của dàn nghệ sĩ trẻ tài năng của Nhà hát Kịch Hà Nội như: Tiến Lộc, Thùy Dương, Chí Nhân, Trần Thanh, Hồng Liên, Mạnh Hưng, Huyền Thạch, Hoàng Dương, Thu Hằng, Hồng Thái, Trương Hoàng, Xuân Tùng, Công Đại, Tiến Huy, Minh Quang, Thân Thương... 

Không chỉ là đạo diễn, NSƯT Tiến Minh còn sáng tác một chùm ca khúc về tình yêu, về mùa thu, về Hà Nội dành tặng cho vở diễn.

Vào tối thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần là các chương trình ca - múa - nhạc; 2 tiểu phẩm hài: "Phòng tìm duyên" và "Tình huống khó xử"; Tiểu phẩm "Internet về làng".

Văn hóa - Thể thao

Trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.