Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch lễ hội ASEAN

Tại Hội thảo về du lịch Lễ hội ASEAN do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức sáng 26.12, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp phát triển, kết nối điểm đến du lịch lễ hội ASEAN và Việt Nam, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Chưa xứng tiềm năng, thiếu tính đặc sắc 

Theo bà Lê Thị Minh Quế, Phòng Quản lý lữ hành, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, du lịch lễ hội là cơ hội để khách du lịch khám phá văn hóa bản địa, ẩm thực truyền thống và đặc biệt là trải nghiệm hoạt động giải trí đặc sắc; ở Đông Nam Á, nhiều lễ hội đã trở nên nổi tiếng, thu hút đông khách du lịch quốc tế như: lễ hội năm mới ở Campuchia (Chnam Chnam Thmei); lễ hội té nước, lễ hội thả đèn lồng ở Thái Lan; lễ hội đua thuyền ở Lào; lễ hội nghệ thuật Bali ở Indonesia; lễ hội rằm Trung thu ở Việt Nam...

Du lịch lễ hội đã góp phần vào sự tăng trưởng chung của khách du lịch đến các nước ASEAN; bà Lê Thị Minh Quế dẫn thông tin từ Ban Thư ký ASEAN cho thấy, năm 2019, khu vực ASEAN đã thu hút khoảng 143,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm 9,6% tổng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng đạt 6,1%, cao hơn mức tăng trưởng chung của thế giới (4%). Tổng thu từ du lịch quốc tế đạt 170,9 nghìn tỷ USD. "Thị trường nguồn du lịch khu vực ASEAN chủ yếu là khách du lịch nội khối và Đông Bắc Á. Sự phát triển của du lịch gắn với lễ hội đã giúp cho lễ hội được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Ở một số quốc gia, lễ hội dân gian được phục dựng; các hoạt động thực hành trong lễ hội đa dạng hóa tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách”, bà Lê Thị Minh Quế nói.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhìn tổng thể, du lịch lễ hội ASEAN còn nhiều hạn chế. Các chuyên gia phân tích, lễ hội ở khu vực ASEAN đa dạng nhưng việc ban hành chính sách, quy định để phát huy giá trị hấp dẫn của lễ hội phục vụ du lịch ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhiều nơi chưa thực sự quan tâm. Việc xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội khu vực ASEAN tuy đã được đầu tư nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Hơn nữa, như nhận định của PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ASEAN chưa có thương hiệu du lịch lễ hội riêng, sản phẩm du lịch lễ hội thiếu tính đặc sắc, nhiều lễ hội còn giống nhau. "Nếu so sánh với sản phẩm du lịch khác trong khu vực thì du lịch lễ hội còn hạn chế về tính cạnh tranh. Hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc kết nối, xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội chưa cụ thể, kết quả chưa được như mong muốn...”.

Huy động nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh

Đề xuất một số giải pháp thu hút du lịch lễ hội cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, các diễn giả cho rằng cần tiếp tục có thêm các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị khai thác du lịch lễ hội. Theo bà Lê Thị Minh Quế, đó là chính sách về visa, cải cách thủ tục hải quan; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm du lịch lễ hội thông qua công nghệ số; liên kết tổ chức khảo sát tuyến, điểm du lịch xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội cho cả khu vực; có chính sách tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào khu, điểm du lịch gắn với không gian, tính chất, không gian chung của lễ hội.  

Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phúc cho biết, được tôn vinh là thành phố của lễ hội, thành phố Festival của Việt Nam, Huế có trên 500 lễ hội mỗi năm. “Tỉnh đã tổ chức tuần, tháng văn hóa, lễ hội phục vụ du lịch trong năm như Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế, Tuần lễ Áo dài Huế, Tuần lễ Chăm sóc sức khỏe… góp phần tăng hiệu ứng tham gia của du khách, cộng đồng, tạo thành những sản phẩm và điểm đến thú vị, hấp dẫn. Bên cạnh đó là định hướng "mùa nào cũng có lễ hội" - gồm các lễ hội truyền thống từ cung đình, dân gian, tôn giáo, đến nghệ thuật đương đại hay thể thao, trải theo khung thời gian, phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho du khách và công chúng tham gia”.

Để xây dựng Đà Nẵng thành “điểm đến của sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á”, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Huỳnh Thị Hương Lan cho biết, tỉnh chủ động kết nối và tổ chức các sự kiện, lễ hội có yếu tố quốc tế như: Cuộc thi marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race; Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E, Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á... Gần đây, Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ nhất năm 2022 và đặc biệt từ năm 2008 đến nay, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF đã đánh dấu sự trưởng thành về du lịch lễ hội của Đà Nẵng.

Bà Huỳnh Thị Hương Lan cho rằng, để lễ hội của địa phương được du khách trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn, tỉnh tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư linh hoạt, thông thoáng. Sự chung tay, đồng hành của các doanh nghiệp, sự đồng lòng của người dân cho từng sự kiện tạo nên cầu nối lan tỏa hình ảnh thân thiện của điểm đến. Bên cạnh đó là công tác tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, hợp lý, tận dụng nguồn lực sẵn có của thành phố để dung hòa vào quy trình tổ chức của sự kiện sao cho hài hòa nhưng vẫn chỉn chu và hoành tráng. Công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá cho sự kiện cũng được xem là yếu tố quan trọng mang đến sự lan tỏa về hình ảnh của sự kiện cũng như điểm đến gần hơn với công chúng.

Nhằm xây dựng lễ hội có thương hiệu và đẳng cấp giống Lễ hội dân gian về bia Oktoberfest của Đức, Lễ hội Samba của Brazil…, PGS.TS. Phạm Hồng Long đề xuất, ASEAN cần chọn ra những lễ hội có tính truyền thống, thống nhất của khu vực. Từ đó, có thể tổ chức luân phiên, mỗi năm tổ chức tại một quốc gia, dựa vào thời điểm, tôn giáo, văn hóa bản địa rồi kết nối sao cho tổ chức chất lượng hơn, tạo ra tính đặc trưng và nâng cao sức cạnh tranh của điểm đến. 

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.