Xây dựng ngành du lịch Kiên Giang phát triển bền vững, giàu bản sắc

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang xác định phải xây dựng ngành du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp, phát triển bền vững. Sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường, an ninh, chuyên nghiệp, để góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và cả nước.

Năm 2024, ngành du lịch Kiên Giang khởi sắc, đón hơn 9.8 triệu lượt du khách, tổng thu đạt khoảng 25.141 tỷ đồng (tăng hơn 43% so với cùng kỳ, vượt hơn 25% kế hoạch năm 2024). Ngoài ra, ngành du lịch Kiên Giang đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng như kế hoạch năm 2024 đặt ra. Trước kết quả này, phóng viên Báo đại biểu Nhân dân vừa có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái.

ong-bui-quoc-thai.jpg
Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái

Từ kết quả đạt được trong năm 2024, ông có nhận xét gì về ngành du lịch tỉnh nhà, sau một năm có nhiều khởi sắc?

- Thực hiện chỉ đạo, điều hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiệm vụ trọng tâm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ; ngành du lịch đã xây dựng kế hoạch công tác năm 2024 và triển khai trong toàn Ngành với các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm.

Với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của cán bộ, công chức trong ngành và được sự phối hợp tốt các các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh; Năm 2024, ngành du lịch đã hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch và các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tham mưu xây dựng được một số văn bản, kế hoạch, quyết định trình UBND tỉnh ban hành; Qua đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh không ngừng được tăng cường.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm, một số doanh nghiệp du lịch đã có ý thức duy trì chất lượng và chấp hành tốt quy định của pháp luật. Kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển du lịch được quan tâm đầu tư, nhiều công trình, dự án lớn đang được triển khai và đưa vào hoạt động, tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường được quan tâm cải thiện.

ben-cang-bai-vong.jpg
Hạ tầng của Kiên Giang đang được đầu tư bài bản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển

Công tác lập quy hoạch, điều chỉnh các vùng du lịch trọng điểm tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch và góp phần quan trọng cho quản lý đầu tư, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Công tác phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch được thực hiện có hiệu quả; Môi trường đầu tư, kinh doanh du lịch tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đã thu hút khá nhiều dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có bước phát triển, chất lượng được nâng lên. Lượt khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến Kiên Giang trong năm có sự tăng trưởng mạnh.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra được tăng cường, kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm các vi phạm, góp phần tích cực vào việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh du lịch.

Ngành du lịch phối hợp tổ chức thành công các sự kiện, lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh, tạo được ấn tượng, uy tín, giới thiệu những giá trị văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch của các địa phương trên địa bàn tỉnh đến cộng đồng, bạn bè trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm, tập trung tại thành phố Phú Quốc, Rạch Giá và Hà Tiên.

Có thể thấy đây là những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Kiên Giang “cất cánh”, nhưng trong thực tế, khi triển khai các nhiệm vụ ngành du lịch tỉnh cũng gặp khó khăn, vướng mắc?

khach-quoc-te-1.jpg
Trong năm 2024, ngành du lịch kiên Giang đón hơn 9,8 triệu lượt du khách, trong đó du khách quốc tế gần một triệu du khách

Thực tế là vậy. Một số nhiệm vụ chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra, tuy nhiên, các nhiệm vụ trễ hạn đều có báo cáo giải trình, xin chủ trương gia hạn và được sự chấp thuận của lãnh đạo UBND tỉnh.

Công tác cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện còn khó khăn. Các tuyến quốc lộ trọng yếu qua địa bàn tỉnh và các tuyến đường đầu nối từ quốc lộ vào một số khu, điểm du lịch ngày càng xuống cấp, đang là trở ngại cho phát triển tour du lịch đường bộ kết nối đến Kiên Giang.

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác thanh tra, việc áp dụng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập so với tình hình thực tế, đặc biệt là trong lĩnh vực lữ hành. Một số cơ sở kinh doanh du lịch không thực hiện tốt báo cáo thống kê theo định kỳ, không thông báo về thời điểm bắt đầu kinh doanh, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi chủ sở hữu, tên doanh nghiệp, thay đổi địa điểm kinh doanh... gây khó khăn trong công tác quản lý.

Với kết quả phấn khởi trong năm 2024, bước sang năm 2025, ngành du lịch Kiên Giang đã có những định hướng phát triển như thế nào thưa ông?

Năm 2025, ngành Du lịch tập trung tổ chức tốt các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2026 - 2030) của Ủy ban nhân dân tỉnh và tiến tới chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Đồng thời, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ phát triển du lịch theo phương hướng, mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) của UBND tỉnh; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững; Hướng đến mục tiêu sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; Sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có thương hiệu và có tính cạnh tranh cao; Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và du lịch cả nước.

jw-marriott-phu-quoc-emerald-bay-resort-03.jpg
Năm 2025, Sở Du lịch Kiên Giang hoàn thành “Đề án xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế”.

Phấn đấu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh Kiên Giang tiếp tục đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, trong đó phấn đấu đón hơn 10,6 triệu lượt du khách đến Kiên Giang tham quan du lịch, trong đó, khách quốc tế ước đón hơn 1,1 triệu lượt, khách nội địa ước đón hơn 9,5 triệu lượt. Tổng nguồn thu ước đạt khoảng 28.000 nghìn tỷ.

Để đạt những con số ấn tượng nêu trên, ngành du lịch Kiên Giang đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm nào thưa ông?

- Trước tình hình kinh tế-xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động ít nhiều tác động đến ngành du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch Kiên Giang phấn đấu, quyết tâm đạt những chỉ tiêu quan trọng đã đặt ra trong năm 2025. Để đạt kết quả này, ngành du lịch Kiên Giang đã đặt ra 8 nhiệm vụ trọng tâm cần phấn đấu đạt được.

Thứ nhất, tăng cường công tác phối hợp với các ngành, địa phương để triển khai thực hiện tốt các Chương trình hành động, Kế hoạch, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Thứ hai, hoàn thành “Đề án xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế”. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành Du lịch tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

cap-treo-hon-thom.jpg
Năm 2025, ngành du lịch Kiên Giang ước đón hơn 10,5 triệu lượt du khách

Thứ ba, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng “Chính sách áp dụng định mức phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn” để làm cơ sở thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện các Đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Triển khai ứng dụng “Dự án Hệ thống website tích hợp video thực tế ảo quảng bá hình ảnh du lịch, hệ thống mua vé trực tuyến, ứng dụng di động và các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch”. Xây dựng kế hoạch điều tra tổng thể tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thứ tư, tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trọng điểm đến các khu, điểm du lịch.

Thứ năm, triển khai các giải pháp, chương trình kích cầu du lịch, truyền thông về các điểm đến du lịch của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong và ngoài nước gắn với công tác thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch và hội nhập quốc tế; chú trọng phát triển du lịch gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, khẳng định chủ quyền biển, đảo, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

premier-residences-phu-quoc-emerald-bay-resort-24.jpg
Lãnh đạo Kiên Giang quyết tâm xây dựng ngành Du lịch tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới

Thứ sáu, kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; tập huấn công tác thống kê du lịch... theo định kỳ. Triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025.

Thứ bảy, tăng cường năng lực và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tập trung phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra về lĩnh vực du lịch đột xuất và theo kế hoạch.

Thứ tám, nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của Sở, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá, thông tin du lịch đến du khách trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật du lịch tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu việc phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn cấp huyện một số nội dung quản lý nhà nước về du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương. Bảo đảm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.