Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cá chình bông Phú Yên

Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) tỉnh Phú Yên phối hợp với một số cơ quan liên quan đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên” nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường.

Cá chình bông (Anguilla marmorata) được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo. Theo y học cổ truyền, thịt và một số bộ phận của cá chình bông được dùng để làm thuốc. Giá thu mua trên thị trường trong nước hiện nay là 500.000 - 800.000 đồng/kg.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cá chình bông Phú Yên -0
Mô hình nuôi cá chình bông trong ao tại Phú Yên

Tỉnh Phú Yên có bờ biển dài gần 200 km, có nhiều dải núi nhô ra biển hình thành các vùng eo, vịnh, đầm phá. Đồng thời có các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông tạo ra các dòng hải lưu giàu dinh dưỡng là các bãi đẻ và sinh trưởng của các loài thủy sản, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản ven biển nước mặn và lợ, trở thành ngư trường khai thác cá chình bông giống đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Ở Phú Yên, cá chình bông giống thường được đánh bắt ở sông Bàn Thạch (Đông Hòa), đập Tam Giang (Tuy An). Hàng năm, cứ đến khoảng thời gian cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng (âm lịch) là thời gian đánh bắt cá giống. Giống cá chình bông Phú Yên nổi tiếng toàn quốc, chiếm tỷ lệ 80-90% lượng cung toàn quốc.

Nghề nuôi cá chình bông đã đưa nhiều hộ nông dân “đổi đời”, đưa kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Hiện nay, mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm đã được nhân rộng. Tuy nhiên, chi phí đầu vào cao dẫn đến sức cạnh tranh kém nên tính bền vững không cao. Hơn nữa, đa số người dân vẫn nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, chưa thực sự đầu tư mở rộng mô hình.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, thuộc Viện Khoa học nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với một số cơ quan liên quan đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên”. Viện đã xây dựng các điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý và khai thác, phát triển CDĐL phù hợp với điều kiện của địa phương, khu vực và tính chất đặc thù của sản phẩm cá chình bông Phú Yên được bảo hộ. Xây dựng hệ thống công cụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ CDĐL trong đó có hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ quản lý, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Việc sớm xây dựng CDĐL cho cá chình bông Phú Yên sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm từ con giống, chế độ thức ăn, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng và sản xuất; nâng cao giá trị, phát huy danh tiếng của sản phẩm cá chình bông Phú Yên; giúp người nuôi, người kinh doanh sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao nhận thức của người nuôi theo quy trình chặt chẽ, tạo ra những sản phẩm giá trị; góp phần vào phát triển du lịch gắn sản phẩm với vùng địa danh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó, góp phần tuyên truyền về sở hữu trí tuệ tới người dân tại các vùng nuôi cá chình bông nói chung và địa phương nói riêng.

Trên đường phát triển

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Nam Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Trên đường phát triển

Nam Định: Tập trung nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Chỉ đạo Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Nam Định, hiện nay, có 3 huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát. Để tỉnh đạt mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 1.7, cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể các cấp, các ngành, địa phương.

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.