Vừa đôn đốc, vừa siết kỷ luật để tăng tốc giải ngân đầu tư công

Sốt ruột vì giải ngân đầu tư công đạt thấp, tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hôi, nhiều ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp hữu hiệu. Vấn đề này khả năng tiếp tục là "tâm điểm" trong phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội. Là cơ quan kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ thành lập các đoàn công tác đôn đốc, động viên cán bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm để góp phần hoàn thành mục tiêu giải ngân 95%.

Lãng phí cơ hội phát triển

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế dẫn số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, ước thanh toán giải ngân vốn kế hoạch năm 2024 từ đầu năm đến ngày 31.8 là 274.501 tỷ đồng, đạt 37,01% kế hoạch và đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 về tỷ lệ (đạt 39,55% kế hoạch và đạt 42,35% kế hoạch Thủ tướng giao) cũng như thấp hơn khoảng 25.000 tỷ đồng về số giải ngân tuyệt đối.

Tính theo tỷ lệ giải ngân, có 13/44 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức bình quân chung cả nước; tuy nhiên, vẫn còn 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2024 dưới mức trung bình chung của cả nước.

Kho bạc Nhà nước sẽ thành lập các đoàn công tác đôn đốc giải ngân đầu tư công. Ảnh: T. Dương

Kho bạc Nhà nước sẽ thành lập các đoàn công tác đôn đốc giải ngân đầu tư công. Ảnh: T. Dương

ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, kết quả giải ngân đầu tư công thấp như vậy có thể gây ra lãng phí lớn về cơ hội phát triển và hiệu quả tổng hợp của dự án. “Nếu nhìn lại những giai đoạn trước đây khi xi măng, sắt thép phải cân đối từng cân, nguồn vốn phải chắt chiu từng đồng mới thấy cái giá phải trả của việc “có tiền mà không tiêu được” mà đây là tiền thuế của dân, tiền đi vay của Chính phủ, mới thấy thật sự lãng phí”, đại biểu Tạ Thị Yên nhấn mạnh.

Ủy ban Kinh tế và các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, có giải pháp hiệu quả đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để năm 2025 và các năm tiếp theo để nền kinh tế có thể bứt phá.

Nỗ lực đưa vốn vào công trình nhanh nhất, sớm nhất

Để góp phần hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, trong vai trò cơ quan kiểm soát chi, KBNN vừa ban hành công văn để thực hiện Công điện số 104/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc đẩy mạnh vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Trong công văn, KBNN yêu cầu các đơn vị trong toàn hệ thống tăng cường các biện pháp để thắt chặt kỷ luật và kỷ cương đối với cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi.

“Thời gian kiểm soát chi càng nhanh thì vốn được giải ngân cho các dự án, công trình càng sớm. Do đó, chúng tôi yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương và nhấn mạnh tới từng công chức phụ trách kiểm soát chi rằng, từ nay đến cuối năm, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, không được rời vị trí làm việc. Các hồ sơ, thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến phải được xử lý ngay lập tức, kịp thời, không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ nào mà không có lý do rõ ràng”, bà Lương Thị Hồng Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, cho biết trong tọa đàm “Giải ngân vốn đầu tư công” do Thời báo Tài chính tổ chức mới đây.

Đáng chú ý, tới đây, KBNN sẽ thành lập các đoàn công tác nhằm đôn đốc và động viên cán bộ kiểm soát chi nâng cao tinh thần trách nhiệm và tối ưu thời gian làm việc để xử lý khối lượng lớn hồ sơ từ nay đến cuối năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao.

Từ đầu năm đến nay, KBNN đã ban hành 5 văn bản và 1 Công điện của Tổng Giám đốc KBNN chỉ đạo các KBNN địa phương thực hiện giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm đúng thời gian quy định; kiểm soát hồ sơ, thủ tục đúng theo quy định.

Đồng thời, KBNN tăng cường thực hiện nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau. Theo đó, khi hồ sơ được gửi tới, KBNN thực hiện kiểm tra, nếu hồ sơ, thủ tục đầy đủ, đúng quy định thì KBNN sẽ giải ngân đến đối tượng thụ hưởng chậm nhất là trong 1 ngày. “Có những khoản chi thậm chí chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ là đã được chuyển đến nhà thầu để có tiền chi cho dự án”, bà Thúy cho biết. Bên cạnh đó, KBNN thực hiện giám sát từ xa đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến; thấy hồ sơ nào xử lý quá thời gian quy định, KBNN sẽ có giải pháp chấn chỉnh ngay.

Vừa qua, KBNN cũng đã tổ chức tập huấn về Thông tư số 70/2024/TT-BCT về quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư và ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách, thay thế Thông tư số 108/2021/TT-BTC. Dù ngày 15.11 tới, Thông tư 70 mới có hiệu lực song KBNN đã chủ động tổ chức tập huấn sớm cho toàn bộ cán bộ kiểm soát chi trong hệ thống để nắm bắt những điểm mới. Qua đó, các đơn vị KBNN có thể triển khai hướng dẫn tới các chủ đầu tư và ban quản lý dự án, bảo đảm tuân thủ đúng quy định và giúp rút ngắn thời gian kiểm soát chi, đẩy nhanh việc đưa vốn vào công trình.

Tài chính

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Tài chính

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính

Tạo động lực phát triển tài chính xanh

Tại Hội thảo khoa học "Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá" do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức vừa qua, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có các giải pháp đột phá trong phát triển thị trường tài chính xanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Tài chính

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Toàn cảnh hội nghị Sibos 2024. Ảnh : Agribank
Tài chính

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24.10, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức.

Các đại biểu thảo luận về giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Đào Cảnh
Kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 28.10. Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức Tọa đàm về “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”. Tại đây, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các bộ ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công; chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024
Tài chính

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024

Vừa qua, Đoàn công tác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) do ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đã tháp tùng đoàn đại biểu Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu tham dự Hội nghị thường niên 2024 do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đồng tổ chức diễn ra tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...

Tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023
Kinh tế

Tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.