Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11)

“Vốn dân tộc” - đòn bẩy cho khởi nghiệp sáng tạo

Ẩn sau một làng nghề truyền thống, một làn điệu dân ca, hay một món ăn, một tà áo mộc mạc… là “chất nền căn cước”, mang tư duy, cốt cách và tâm hồn Việt Nam. Những giá trị này đã trở thành “vốn dân tộc”, đòn bẩy cho nhiều người trẻ trong quá trình khởi nghiệp sáng tạo.

Văn hóa - vốn khởi nghiệp

 “Hình thành từ hơn 400 năm trước, có những khoảng thời gian tưởng như làng nghề dệt đũi truyền thống Nam Cao dần rơi vào quên lãng. Khi tôi đến, làng chỉ còn 3 hộ sản xuất” - bà Lương Thanh Hạnh - CEO Hanhsilk, Chủ nhiệm Hợp tác xã làng nghề Lụa đũi Nam Cao (Thái Bình) chia sẻ tại tọa đàm chiều 21.11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Nhìn thấy giá trị của làng nghề truyền thống từ khía cạnh truyền thống và kinh tế, Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao đã được thành lập, là nơi là bà con kết nối với nhau, làm theo dây chuyền và kiểm soát chất lượng từ những công đoạn đánh ống, kéo sợi, dệt... Thay vì những tấm vải dệt thô cứng, Hợp tác xã hướng tới sáng tạo, phát triển sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Với sản phẩm của làng trồng dâu nuôi tằm, dệt vải ở làng Nam Cao, Kiến Xương, họa tiết thêu ở làng tranh thêu tay cổ truyền Minh Lãng, huyện Vũ Thư (Thái Bình), khi đưa ra nước ngoài đã được biết đến nhanh chóng, nhiều khách nước ngoài tìm đến làng nghề ở Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, showroom trưng bày tại Hà Nội đón khoảng 20.000 lượt khách, và khoảng 10.000 khách quốc tế về thăm làng nghề tại Thái Bình. Khi nghề dệt đũi Nam Cao được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mọi người mới hiểu hơn vốn quý của quê hương” - bà Lương Thanh Hạnh chia sẻ. Không chỉ chinh phục khách quốc tế, lụa đũi Nam Cao cũng đã được nhiều người Việt Nam lựa chọn.

Trong khi đó, nhà thiết kế Vũ Thảo Giang lại đưa chất liệu văn hóa truyền thống Việt Nam lên áo dài, như thổ cẩm của người Tày, họa tiết của nghệ thuật khảm sành sứ ở Huế, hay hình ảnh của những di sản được UNESCO ghi danh… Nhờ đó, áo dài không chỉ tôn vinh hình tượng phụ nữ Việt Nam, mà còn góp phần quảng bá văn hóa, di sản và du lịch.

Là người dân tộc Tày, thành công với thương hiệu áo dài, nhà thiết kế Vũ Thảo Giang tâm sự: “Với nhà thiết kế trẻ không có nhiều lợi thế, dấu ấn văn hóa là vốn khởi nghiệp lớn nhất của tôi. Qua quá trình theo đuổi nghề thiết kế thời trang, vốn dân tộc, văn hóa hiện diện trong từng thiết kế. Tôi nhận ra rằng, các bạn trẻ sáng tạo, ứng dụng vốn văn hóa vào khởi nghiệp sẽ dễ thành công hơn nhiều”.

Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang cũng cho rằng, những người trẻ khởi nghiệp bằng vốn văn hóa còn được tiếp sức mạnh mẽ hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng mong muốn đồng hành với những hình ảnh, biểu tượng xưa và kể câu chuyện văn hóa tới công chúng.

Hồi sinh lụa đũi Nam Cao. Ảnh: Hanhsilk
Hồi sinh lụa đũi Nam Cao. Ảnh: Hanhsilk

Nhận thức đúng để tối ưu hóa giá trị di sản

Văn hóa nếu không khai thác sẽ mất đi, khôi phục và phát huy giá trị xưa có thể mang lại giá trị kinh tế khá lớn. Tuy nhiên, quá trình này cũng đầy chông gai. Ông Nguyễn Tiến Cường, CEO “Vua dép lốp”, cho biết, bố vợ ông là người cuối cùng của làng làm dép lốp. Tìm lại lịch sử gắn với đôi dép lốp, ông thấy đây là di sản hiếm nơi nào trên thế giới có, gắn với lịch sử dân tộc Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường. Tuy vậy, khi làm theo kiểu cách truyền thống, 3 năm trời ông không bán được đôi dép nào, dù nhiều người thích thú xem trình diễn quá trình làm dép. Lúc ông thay đổi mẫu mã, làm theo kiểu dáng thời trang, bất ngờ có nhiều người mua và đến nay dép lốp đã tới tay khách hàng ở hàng chục quốc gia.

“Phải bắt nhịp với thị hiếu để vừa bảo tồn, vừa đưa dép cao su tới đời sống đương đại lâu dài hơn. Khi sản phẩm bán được thì quay lại phục vụ cho việc giữ nghề, có điều kiện tổ chức trình diễn giới thiệu cho du khách nước ngoài và các bạn trẻ trong nước…” - ông Nguyễn Tiến Cường đúc kết.

Theo TS. Bùi Minh Hào, nhà nghiên cứu Nhân học, lựa chọn vốn văn hóa để khởi nghiệp không phải lựa chọn phổ biến trong xã hội theo dòng chảy mạnh mẽ của thị trường. Thực tế, lựa chọn này nhiều khi cần đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn lâu hơn, khả năng thất bại, rủi ro lớn hơn. Quá trình này đòi hỏi người trẻ phải có niềm đam mê, hiểu rõ giá trị văn hóa mà mình lựa chọn, vừa có trí tuệ, vừa có sự can đảm, để kiên trì đi đường dài.

Cùng ý kiến, PGS.TS. Đinh Hồng Hải, Trưởng bộ môn Nhân học, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định: Vốn văn hóa có nghĩa là hàm lượng văn hóa trong những gì chúng ta khai thác. Nếu chúng ta nhận biết được giá trị của chúng thì hoàn toàn có thể biến thành những "cỗ máy in tiền". Chẳng hạn, cầu Long Biên được coi như kiệt tác nghệ thuật kiến trúc, chứng nhân lịch sử của dân tộc, xây dựng cách đây hơn 100 năm, từng là công trình bằng sắt lớn nhất châu Á. Nếu nhìn thấy đúng giá trị, có thể khai thác cây cầu để thu hút khách du lịch…

Tuy nhiên, PGS.TS. Đinh Hồng Hải cho rằng, để khai thác được vốn văn hóa, cần phải làm rõ tài sản văn hóa và có cơ sở pháp lý bảo vệ, nếu không di sản hoàn toàn có thể bị mai một, biến mất.

Còn bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, nêu thực tế: nhiều người tham gia quá trình sản xuất ra sản phẩm văn hóa nào đó, nhưng mới chỉ làm theo đam mê, làm sản phẩm thị trường. "Khi chúng tôi tìm đến, họ mới nhận ra việc mình làm góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa. Từ đó, họ làm sâu, làm chắc hơn vốn văn hóa ấy, gia tăng, mở rộng vốn tài nguyên của doanh nghiệp mình. Nói được câu chuyện văn hóa đằng sau sản phẩm của mình, họ được công chúng đánh giá và ghi nhận, được thụ hưởng ưu đãi về cơ chế, chính sách. Nếu làm tốt công tác quảng bá, sản phẩm có khả năng trở thành thương hiệu của Việt Nam, hay mang sứ mệnh lan tỏa văn hóa dân tộc, sức sống của các sản phẩm này sẽ lớn hơn rất nhiều”.

Nếu có nhận thức đúng đắn, vốn quý không còn đơn thuần là nguồn lực mà trở thành đòn bẩy cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khai thác một cách hiệu quả, phát huy tối ưu chân giá trị di sản cha ông để lại.

Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.