Vốn chính sách cùng Kiên Giang phát triển toàn diện

Cái được lớn nhất trên con đường đưa Kiên Giang thành tỉnh giàu mạnh toàn diện ở khu vực Tây Nam Bộ là thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đến nay, bộ mặt nông thôn Kiên Giang thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo tại vùng đồng bào dân tộc Khmer trên vành đai biên giới giảm sâu…

Tập trung nguồn vốn

Điểm nổi bật trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40-CT/TW) ở tỉnh Kiên Giang là tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn vào cuộc tích cực huy động mọi nguồn lực tài chính, tập trung huy động các nguồn vốn chính sách để giúp người dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Điểm giao dịch của NHCSXH tại phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Điểm giao dịch của NHCSXH tại phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Ngành tài chính tỉnh đã căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, tham mưu đúng và kịp thời, giúp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã ưu tiên bổ sung nguồn vốn chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tăng thêm thế và lực hoạt động; nhất là chủ động nguồn vốn hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Số tiền 492 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước do UBND tỉnh, huyện chuyển sang ủy thác cho NHCSXH, tăng 470 tỷ đồng so với năm 2014 để cho vay tới các đối tượng chính sách đặc thù ở những vùng đặc biệt khó khăn, đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai Chỉ thị 40 và có ý nghĩa thiết thực; tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối, góp phần nâng tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang đến 30.4.2024 lên 6.103 tỷ đồng, tăng 3.926 tỷ đồng so với 10 năm trước.

Cùng đó, tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn địa bàn cũng đạt đến đích 6.000 tỷ đồng; rồi cả nguồn vốn do đích thân hệ thống NHCSXH huy động tại cộng đồng dân cư cũng tăng trưởng đáng kể, chiếm 9,8% tổng nguồn vốn chính sách.

Đổi mới quy trình, thủ tục

Cùng với việc tiếp nhận, huy động, tạo lập nguồn vốn lớn từ nhiều kênh, NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã kiên trì, năng động trong việc thực hiện quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Đội ngũ cán bộ tín dụng chính sách đã trưởng thành từ cuộc hành trình vì an sinh và công bằng xã hội, hiện nay, đa phần có trình độ đại học, trên đại học có đủ năng lực chuyên sâu một công việc và biết nhiều việc.

Họ luôn gắn bó với quê hương, tận tâm với người nghèo, bền bỉ khơi thông dòng vốn tín dụng ưu đãi chảy đều đặn về khắp làng quê trên biên ải, ngoài đảo vắng. Đồng thời, đã luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với hệ thống hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, và mạng lưới Tổ tiết kiệm vay vốn để thực hiện cách thức "giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã".

Tác dụng của việc đổi mới phương thức cấp tín dụng là kịp thời nắm bắt nhu cầu vay vốn của từng đối tượng thụ hưởng; giúp hộ nghèo, đồng bào DTTS dễ dàng tiếp cận tới tín dụng chính sách, giảm thời gian đi lại, tạo lòng tin của khách hàng; nhờ đó mà trên mảnh đất biên giới Kiên Giang không có hộ nghèo nào có nhu cầu, có đủ điều kiện không vay được vốn tín dụng chính sách và không ai bị bỏ lại phía sau.

Giang Thành từng là huyện nghèo, đồng bào Khmer nghèo còn nhiều, đường sá cách trở, nhưng giờ đây đã có nhiều đổi thay, diện mạo ngày càng khang trang, khởi sắc, đặc biệt là sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức và ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo.

Bí thư Huyện ủy Giang Thành Ong Văn Ngay cho biết, trong các chương trình dự án, giải pháp thực hiện công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng biên giới Giang Thành thì không gì sánh bằng việc tập trung nguồn vốn chính sách đầu tư làm động lực chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

"Việc đưa Chỉ thị 40 của Đảng vào cuộc sống được xem là khâu đột phá cho nguồn vốn chính sách tăng trưởng nhanh và hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy hiệu quả; qua đó, người dân được hưởng lợi nhiều trong quá trình giảm nghèo nhanh, làm giàu chính đáng" - Bí thư Huyện ủy sôi nổi chia sẻ.

Cũng như vậy, ở xã đảo Thổ Châu, giáp ranh hải phận quốc tế, nằm trong quần đảo Thổ Châu, các hộ ngư dân nghèo được vay vốn của NHCSXH thành phố Phú Quốc thuận tiện, đầu tư sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt hải sản cải thiện cuộc sống.

Gia đình chị Nguyễn Thị Diễm, ngụ ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh, khởi nghiệp bằng 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi đã thâm canh 200m2 rau sạch, nuôi vỗ béo đàn lợn thịt 10 con, thu lợi hàng năm tới 100 triệu đồng, "đổi vận" cuộc đời.

Trái ngọt từ đồng vốn nhân văn

Hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được lãnh đạo và nhân dân vùng đất bên bờ biển Tây ghi nhận, tin tưởng.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Kiên Giang Đoàn Công Thiệt chia sẻ, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW (Chỉ thị 40) của Đảng, đơn vị luôn làm tròn nhiệm vụ tiên phong, góp phần tích cực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, an ninh xã hội của địa phương.

Cụ thể, đã giúp cho 402.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi của Nhà nước; hỗ trợ hơn 58.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho trên 46.000 lao động, trong đó có 463 người vay vốn đi lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài; gần 18.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 283.000 công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, trên 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ dân bị ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Phát huy thành tích đạt được, khắc phục khó khăn vướng mắc, từ hôm nay, ngày mai và trên dặm đường dài NHCSXH Kiên Giang, với sự bền bỉ, tận tâm, trọn vẹn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách, tiếp tục thực hiện sâu rộng Chỉ thị 40, tập trung huy động nguồn lực, nguồn vốn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tham gia trực tiếp đầu tư các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm của địa phương, chung sức góp phần tạo đà thúc đẩy vùng đất tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc vươn mình, trở thành tỉnh giàu mạnh toàn diện.

Trên đường phát triển

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.