Viettel tiếp tục được công nhận là nơi làm việc tốt nhất dành cho nhân sự Châu Á

Vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã vượt qua hàng trăm doanh nghiệp, được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất Châu Á, theo công bố từ Tạp chí Nhân sự Châu Á - HR Asia.

Năm nay, 46.270 nhân viên đến từ 622 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tham gia cuộc khảo sát đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên với môi trường làm việc, từ đó chọn ra 120 nơi làm việc tốt nhất. 

Viettel tiếp tục được công nhận là nơi làm việc tốt nhất dành cho nhân sự Châu Á -0
Đây là năm thứ hai liên tiếp Viettel được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Châu Á. Anh Đoàn Đại Phong - Phó TGĐ TCT Dịch vụ số Viettel đại diện Tập đoàn nhận cúp của chương trình. 

Khảo sát của HR Asia dựa trên Mô hình Đánh giá Mức độ Gắn kết Tổng thể (Total Engagement Assessment Model - T.E.A.M) gồm những tiêu chí khắt khe như: CORE (Collective Organisation for Real Engagement- sự gắn kết với tổ chức ) đánh giá về văn hóa, kỷ luật, năng lực lãnh đạo và những sáng kiến nhạy bén; SELF (Heart, Mind, Soul - Trái tim, Trí tuệ, Tâm hồn) đánh giá mức độ gắn kết, lòng tự hào và cảm xúc khi làm việc; và GROUP (Think, Feel, Do - Tư duy, Cảm nhận, Hành động) đo lường mức độ hợp tác của các thành viên với doanh nghiệp. Để đạt được giải thưởng, doanh nghiệp cần thể hiện được sự vượt trội trong lãnh đạo và tổ chức, văn hóa và đạo đức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy sự gắn kết, khơi gợi động lực làm việc và niềm tin vào tổ chức của cán bộ nhân viên. 

Kết quả khảo sát của HR Asia cho thấy, Viettel đã và đang có những bước tiến trong việc thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp đa dạng và hòa nhập, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi nhân viên ở mọi cấp bậc. Viettel đạt số điểm cao vượt trội ở những khía cạnh như đào tạo và phát triển nhân tài, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và khuyến khích sáng tạo vượt giới hạn.

Viettel tiếp tục được công nhận là nơi làm việc tốt nhất dành cho nhân sự Châu Á -0
Viettel đạt số điểm cao vượt trội ở những khía cạnh như đào tạo và phát triển nhân tài, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và khuyến khích sáng tạo vượt giới hạn.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Viettel được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Châu Á. Trong 2 năm đại dịch, mặc cho thị trường đầy khó khăn và biến động, Viettel vẫn duy trì mức tăng trưởng tổng thể 3,35% năm 2021 và 6,6% nửa đầu năm 2022, có những thị trường mà Viettel đầu tư tăng trưởng lên đến 20%, 30%. Viettel duy trì giá trị thương hiệu số 1 Đông Nam Á, thứ 27 Châu Á. Thành công của Viettel chủ yếu đến từ kết quả của việc tiên phong chuyển đổi số trong quản trị nội bộ và chiến lược đóng góp những nền tảng, sản phẩm, dịch vụ số cho xã hội. 

Ý kiến bạn đọc

Kinh tế

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu
Tài chính

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống tín dụng hiện lên tới trên 1 triệu tỷ đồng, như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cần luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới
Kinh tế

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới

Ngày 21.4 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bất động sản Taseco Land (UPCoM: TAL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khuôn khổ sự kiện, doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với những con số ấn tượng. Đồng thời, Taseco Land cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược rõ ràng trong việc tái cơ cấu danh mục dự án, mở rộng quỹ đất và duy trì kỷ luật tài chính - yếu tố được giới đầu tư đánh giá cao trong chu kỳ mới của bất động sản.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Đại diện Agribank nhận Cup và chứng nhận sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam - Giải thưởng Sao Khuê 2025
Doanh nghiệp

6 hệ thống/sản phẩm Agribank đoạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Năm 2025 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong số lượng cũng như chất lượng của các đề cử của Agribank được công nhận và vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025 trên nhiều lĩnh vực: Quản trị Doanh nghiệp đặc thù, Quản trị tài sản, Dữ liệu số và Tiện ích số. Những sản phẩm này một lần nữa khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ngân hàng của Agribank.

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu
Kinh tế

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu

Tại Tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trước sức ép từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn này, Việt Nam cần hướng đến một chiến lược dài hạn hơn, đó là chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.