Chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trước sức ép từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn này, Việt Nam cần hướng đến một chiến lược dài hạn hơn, đó là chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Khả năng thích ứng, tự lực tự cường rất quan trọng

Việc Mỹ áp thuế đối ứng cao là thách thức nghiêm trọng trong thu hút các tập đoàn lớn đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, các tập đoàn này có thể phải chuyển sang thị trường khác để tránh thuế. Đây là chia sẻ của Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu Nguyễn Thị Hoàng Thúy tại tọa đàm "Rào cản thuế quan Mỹ: Những gợi mở từ tham tán thương mại", do Báo Người lao động tổ chức mới đây.

Việc Mỹ áp thuế đối ứng sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tái định hình chiến lược phát triển Việt Nam cần học kinh nghiệm các nước trong xây dựng sản phẩm, mở rộng thị trường Ảnh: HS. Nguồn: ITN Nguồn: ITN
Việc Mỹ áp thuế đối ứng sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tái định hình chiến lược phát triển Việt Nam cần học kinh nghiệm các nước trong xây dựng sản phẩm, mở rộng thị trường Ảnh: HS. Nguồn: ITN Nguồn: ITN

Dù vậy, bà Thúy cho rằng, đây chính là cơ hội để các quốc gia tái định hình lại chiến lược phát triển. Hiện, Việt Nam vẫn là trung tâm sản xuất quan trọng nhờ khả năng hội nhập sâu, năng lực lao động tốt, tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để tiếp tục giữ vai trò chiến lược này cần đẩy mạnh hơn nữa việc giảm phụ thuộc nhập khẩu đầu vào, nâng cấp hệ thống hậu cần, mở rộng thị trường xuất khẩu ngoài các thị trường truyền thống.

Ở góc nhìn khác, Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Do đó, khả năng thích ứng, tự lực tự cường của doanh nghiệp rất quan trọng. Doanh nghiệp cần có chiến lược sản xuất - kinh doanh phù hợp, linh hoạt với mọi kịch bản có thể xảy ra. Đồng thời, cần tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu - đặc biệt là thị trường ngách, và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cũng như hàm lượng chất xám trong sản phẩm để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.

Ba định hướng chuyển đổi

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp chiến lược nhưng điều này không dễ dàng. Đơn cử, thị trường Bắc Âu chỉ có hơn 20 triệu người, song đặt tiêu chuẩn về môi trường, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn xã hội rất nghiêm ngặt nên không thể thay thế cho thị trường Mỹ, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy khuyến cáo.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể lựa chọn Bắc Âu là thị trường thử nghiệm mà nếu thành công có thể đưa hàng vào nhiều thị trường khó tính khác. Bà Thúy gợi ý, ăn chay hay các mặt hàng đồ gỗ, mây tre đan có tích hợp công nghệ đang là xu hướng ở Bắc Âu. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm ngặt, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các mặt hàng này hoàn toàn có cơ hội.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng bổ sung, Ấn Độ là thị trường lớn với quy mô 1,5 tỷ dân song không dễ thâm nhập, nhất là trong bối cảnh xu hướng bảo hộ gia tăng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra về xuất xứ tại đây. Theo ông Thướng, cần định nghĩa lại thị trường Ấn Độ, xác định rõ mặt hàng nào có thể hợp tác sâu hơn. Ông nêu ví dụ: Việt Nam có thể nhập bông từ Ấn Độ để kéo sợi rồi xuất ngược trở lại.

Ông Thướng khuyến nghị, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu cần chuẩn bị sản phẩm thật tốt, đồng thời tăng cường năng lực quản trị, am hiểu pháp luật và thông thạo ngoại ngữ. Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, nhất là khi nguồn lực tại Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài còn hạn chế. “Sử dụng tư vấn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin kịp thời, tránh rủi ro trong giao thương,” ông nhấn mạnh.

Đáng chú ý, thay vì chỉ chú trọng vào việc chuyển hướng thị trường, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy nhấn mạnh đến một hướng đi chiến lược hơn: chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo bà, có ba định hướng lớn mà cả Chính phủ và doanh nghiệp cần tập trung.

Một là, trở thành trung tâm sản xuất hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài chính sách đầu tư tốt, Việt Nam cần nâng cấp hạ tầng logistics, nhất là cảng biển và các tuyến vận tải chiến lược. Gần đây, phía Việt Nam đang xúc tiến tuyến vận tải kết nối cảng Vũng Tàu với cảng của Thụy Điển và Đan Mạch - một động thái được kỳ vọng sẽ gia tăng sức hút đầu tư.

Hai là, Việt Nam có thể đóng vai trò là nhà cung cấp bán thành phẩm và nguyên liệu xanh đáng tin cậy cho các trung tâm sản xuất lớn. Việc cung cấp gỗ tái chế, vải tái chế hay linh kiện điện tử là một hướng đi khả thi, với điều kiện Chính phủ có chính sách thu hút đầu tư phù hợp.

Ba là, trở thành mắt xích quan trọng của ESG (môi trường, xã hội, quản trị) trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là 3 trụ cột cốt lõi của kinh doanh bền vững hiện nay. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào minh bạch được chuỗi cung ứng, số hóa quản trị, cải thiện điều kiện lao động, công bố thông tin có trách nhiệm sẽ nâng vị thế, trở thành đối tác chiến lược trong chuỗi giá trị toàn cầu có trách nhiệm.

Cho rằng “nếu cứ đi buôn mãi thì hết mồ hôi là hết tiền”, ông Bùi Trung Thướng khuyến nghị, sâu xa hơn cần đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, ở những thị trường trọng điểm là những quân bài cho 5, 10 hay 50 năm tới. Muốn vậy, cùng với sự chủ động, tích cực của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa về thủ tục, ngoại hối. Hiện, đây là những vấn đề lớn khiến nhiều doanh nghiệp nản lòng.

Kinh tế

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu
Kinh tế

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu

Tại Tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Doanh nghiệp

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á 2025 diễn ra tại Thượng Hải - Trung Quốc, Bảo Việt Nhân thọ ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lọt Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025. Không chỉ là cột mốc đáng tự hào trong hành trình hội nhập, giải thưởng còn mở đầu cho chuỗi hoạt động “Hào khí Việt Nam” mà Công ty triển khai trong tháng 4, với thông điệp tri ân lịch sử và lan tỏa giá trị Việt.

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh
Doanh nghiệp

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh

Chuyến bay VN244 của Vietnam Airlines, hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 số hiệu VN-A868 mang biểu tượng Chim Lạc, chở theo 229 hành khách, đã cất cánh lúc 9h30 từ nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay chính thức khai trương nhà ga T3, đánh dấu thời khắc nhà ga hành khách hiện đại nhất cả nước bắt đầu đi vào hoạt động

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đô thị tích hợp - lời giải chiến lược cho bất động sản Trung Trung Bộ

Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản Trung Trung Bộ đang dần lấy lại đà tăng trưởng với nguồn cung và lượng giao dịch cải thiện rõ nét. Trong bối cảnh đó, mô hình đô thị thương mại - dịch vụ tích hợp tại Đà Nẵng và Quảng Nam đang được xem là lời giải chiến lược để đón đầu nhu cầu ở thực, đầu tư và phát triển đô thị bền vững.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...