TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu

Tại Tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.

Ông Lê Duy Bình dẫn chứng, với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế hiện khoảng 4 triệu tỷ đồng, nếu tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 6 - 7% thì con số tuyệt đối lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng - tương đương gần 40 tỷ USD. Đây là nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả, trở thành vốn "chết".

Đáng nói hơn, theo ông Bình, tác hại không chỉ dừng lại ở con số khổng lồ đó. Không chỉ nguồn vốn bị "đóng băng", mà những tài sản thế chấp đi kèm cũng không được khai thác do vướng mắc pháp lý. Tức là đang chịu tác động kép, vừa mất đi nguồn tín dụng, vừa để tài sản "chết".

leduybinh-5.jpg
TS. Lê Duy Bình phát biểu tại Tọa đàm

Tỷ lệ nợ xấu 6% là con số rất cao nếu so với mức trung bình 2 - 3% của các nền kinh tế đang phát triển. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tài sản (AQ) của hệ thống ngân hàng và tạo áp lực lớn trong việc trích lập dự phòng rủi ro - yếu tố đẩy lãi suất cho vay tăng cao.

Theo chuyên gia này, lãi suất cao hiện nay một phần là do các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng lớn. Chi phí này không thể cắt giảm dù ứng dụng công nghệ hay cải cách quy trình. Đây là hệ lụy kéo dài không chỉ với hệ thống tài chính mà với toàn bộ nền kinh tế.

Từ góc độ pháp lý, ông Bình cho rằng, ở nhiều quốc gia, quyền thu giữ tài sản thế chấp là quyền đương nhiên, được pháp luật bảo vệ. Việc giao kết hợp đồng tín dụng đã bao hàm sự đồng thuận dân sự và nếu bên vay vi phạm, quyền thu giữ sẽ được thi hành nhanh chóng thông qua hệ thống tư pháp hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều này vẫn chưa được thể chế hóa đầy đủ.

Do đó, cần luật hóa rõ ràng quyền thu giữ tài sản để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng, cổ đông, người gửi tiền - những người thực chất đang góp vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống tín dụng. Việc các thủ tục như kê biên, thu giữ tài sản, quy trình xử lý rút gọn cần được quy định cụ thể, có giá trị pháp lý đủ mạnh để tránh tình trạng thỏa thuận mang tính hình thức.

leduybinh-6.jpg
TS. Lê Duy Bình phát biểu tại Tọa đàm

Đáng lưu ý, ông Lê Duy Bình cũng cảnh báo về hệ quả xã hội nếu không xử lý dứt điểm nợ xấu. Đó là khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội hết hiệu lực từ ngày 1.1.2024, tiến trình xử lý nợ xấu và thu hồi tài sản bảo đảm đang đối mặt với nhiều rào cản pháp lý.

Cùng với đó là tâm lý chây ỳ, không chịu trả nợ có xu hướng trỗi dậy trở lại. Điều này không chỉ gây rủi ro cho ngân hàng mà còn làm xấu đi văn hóa kinh doanh, gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp và người gửi tiền. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng khi vay vốn là đang sử dụng tiền của người gửi tiết kiệm, chứ không phải "tiền của ông chủ ngân hàng"; họ phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn.

Mặt khác, theo chuyên gia Bình, dù theo hướng sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng hay ban hành một đạo luật riêng, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan.

Bởi điều này, không chỉ phục vụ mục tiêu xử lý nợ xấu trước mắt mà còn thiết lập một trật tự kỷ cương bền vững trong quan hệ tín dụng - yếu tố sống còn của nền kinh tế hiện đại.

Kinh tế

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LPBank (phải) trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Hoàng Hải (trái)
Doanh nghiệp

LPBank bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành. Quyết định này nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo, nâng cao năng lực quản trị và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh LPBank đang thực hiện chiến lược Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc.

Đại diện Agribank nhận Cup và chứng nhận sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam - Giải thưởng Sao Khuê 2025
Doanh nghiệp

6 hệ thống/sản phẩm Agribank đoạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Năm 2025 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong số lượng cũng như chất lượng của các đề cử của Agribank được công nhận và vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025 trên nhiều lĩnh vực: Quản trị Doanh nghiệp đặc thù, Quản trị tài sản, Dữ liệu số và Tiện ích số. Những sản phẩm này một lần nữa khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ngân hàng của Agribank.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trước sức ép từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn này, Việt Nam cần hướng đến một chiến lược dài hạn hơn, đó là chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Doanh nghiệp

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á 2025 diễn ra tại Thượng Hải - Trung Quốc, Bảo Việt Nhân thọ ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lọt Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025. Không chỉ là cột mốc đáng tự hào trong hành trình hội nhập, giải thưởng còn mở đầu cho chuỗi hoạt động “Hào khí Việt Nam” mà Công ty triển khai trong tháng 4, với thông điệp tri ân lịch sử và lan tỏa giá trị Việt.

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh
Doanh nghiệp

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh

Chuyến bay VN244 của Vietnam Airlines, hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 số hiệu VN-A868 mang biểu tượng Chim Lạc, chở theo 229 hành khách, đã cất cánh lúc 9h30 từ nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay chính thức khai trương nhà ga T3, đánh dấu thời khắc nhà ga hành khách hiện đại nhất cả nước bắt đầu đi vào hoạt động

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đô thị tích hợp - lời giải chiến lược cho bất động sản Trung Trung Bộ

Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản Trung Trung Bộ đang dần lấy lại đà tăng trưởng với nguồn cung và lượng giao dịch cải thiện rõ nét. Trong bối cảnh đó, mô hình đô thị thương mại - dịch vụ tích hợp tại Đà Nẵng và Quảng Nam đang được xem là lời giải chiến lược để đón đầu nhu cầu ở thực, đầu tư và phát triển đô thị bền vững.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.