Khai mạc trọng thể Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9:

Việt Nam là “ngọn hải đăng” trong trao quyền cho giới trẻ về công nghệ

Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sáng nay, 15.9, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong nhấn mạnh, Việt Nam đóng vai trò là “ngọn hải đăng” trong việc trao quyền cho giới trẻ khi nói đến công nghệ; tin tưởng, qua những nỗ lực như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này.

Việt Nam là “ngọn hải đăng” trong trao quyền cho giới trẻ về công nghệ -0
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong ​​​​​​phát biểu. Ảnh: Trần Hiệp

Trong phát biểu của mình, Tổng Thư ký IPU trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã rất thành công trong công tác tổ chức Hội nghị.

Bày tỏ vui mừng khi được trở lại Hà Nội, Tổng Thư ký IPU nhấn mạnh, Hội nghị diễn ra tại đất nước Việt Nam tươi đẹp, một quốc gia đã có những bước tiến đáng kể và tin cậy trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, Việt Nam đóng vai trò là “ngọn hải đăng” trong việc trao quyền cho giới trẻ khi nói đến công nghệ, và sẽ được nghe nhiều hơn về điều này trong những ngày Hội nghị tới.

Tổng Thư ký IPU vui mừng khi thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc kết hợp hai khía cạnh công nghệ và trao quyền cho giới trẻ này; tin tưởng, qua những nỗ lực như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này.

Nồng nhiệt hoan nghênh Ban Tổ chức Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với cách tiếp cận toàn diện trong việc thu hút giới trẻ và các nghị sĩ trẻ vào việc chuẩn bị hội nghị, Tổng Thư ký IPU cũng nêu rõ, thế giới đang chờ đợi những nỗ lực tại Hội nghị này. Lễ khai mạc Hội nghị hôm nay, 15.9, cũng chính là Ngày Dân chủ toàn cầu, đánh dấu cột mốc năm 1997 tại Cairo, Ai cập, IPU thông qua một Tuyên bố chung về dân chủ. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.

“Đứng ở đây trong hội trường quý giá này, tôi không thể không quay trở lại Đại hội đồng IPU - 132 vào năm 2015. Cũng tại tòa nhà này, IPU đã hoan nghênh việc bắt đầu triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Đó là một cột mốc đặc biệt và thể hiện cam kết chung của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của thế giới. Khi kết thúc Đại hội đồng, Tuyên bố Hà Nội được thông qua đã trở thành hình mẫu cho IPU trong việc triển khai và hợp tác với các bên liên quan trong triển khai SDGs. Nhưng như chúng ta biết, chỉ hứa hẹn thì không thể mang lại sự thay đổi, trách nhiệm của IPU là biến những lời nói thành hành động, hoan nghênh nỗ lực của nước chủ nhà Việt Nam trong công tác này”, Tổng Thư ký IPU nhấn mạnh. 

Ông cũng cho biết, kể từ năm 2015, các nghị viện đã vươn lên để ứng phó với các thách thức. Nhiều nghị sĩ đã ủng hộ mạnh mẽ cho phát triển bền vững tại quốc gia của mình, thúc đẩy sự thay đổi và biến các mục tiêu toàn cầu trở thành chủ đề trung tâm trong các cuộc trao đổi và thảo luận về chính sách. Các cơ quan pháp lý và xây dựng pháp luật đã đưa ra các bộ luật, các cải cách liên quan trực tiếp với SDGs, giải quyết các vấn đề như nghèo đói, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Việt Nam là “ngọn hải đăng” trong trao quyền cho giới trẻ về công nghệ -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Trên bình diện quốc tế, IPU đã thúc đẩy hợp tác liên nghị viện rất năng động, qua đó giúp các bên liên quan chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất và xây dựng các mối quan hệ đối tác mới. IPU đang cải thiện quan hệ của mình thông qua các diễn đàn nghị viện thế giới và hiểu rằng việc triển khai SDGs là một hành trình chung của tất cả quốc gia. IPU đã cung cấp nền tảng để thúc đẩy đối thoại cũng như cung cấp nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các nghị viện, chẳng hạn như thông qua bộ công cụ tự đánh giá triển khai SDGs.

Trong những năm gần đây, IPU đã khẳng định niềm tin của mình đối với sức mạnh của công nghệ trong việc thúc đẩy triển khai SDGs, đặc biệt là khi thông qua Chiến lược hành động giai đoạn 2022-2026. Các thành viên IPU tập trung vào những yếu tố như: đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong công tác của mình. Các nghị viện tự cường và đổi mới sáng tạo là một trong những mục tiêu chiến lược của IPU.

Khi đi trên con đường thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong các thể chế, IPU đang thúc đẩy thay đổi cũng như muốn đóng vai trò tiên phong trong nỗ lực này. Trong quá trình thực hiện, IPU muốn đưa càng nhiều nghị viện hợp tác cùng càng tốt. Vì vậy, IPU đã triển khai Trung tâm Đổi mới sáng tạo cho nghị viện vào năm 2018 nhằm đưa các nghị viện ngồi lại với nhau để thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kiến thức.

IPU cũng đang tổ chức các sự kiện hướng tới tương lai, chẳng hạn như Hội nghị cấp cao các Ủy ban về Tương lai do IPU và Quốc hội Uruguay đồng tổ chức vào cuối tháng 9 này. Thông qua những sáng kiến đó, IPU đang củng cố các phương pháp hay để các nghị viện có thể có hành động cụ thể nhằm tận dụng tối đa các lợi thế của kỷ nguyên số.

“Làm thế nào để thực hiện điều này?” - Tổng Thư ký IPU cho rằng, đầu tiên phải rà soát lại các quy trình nghị viện để có thể tăng cường sự tham gia qua các nền tảng trực tuyến của các nghị sĩ, qua đó giúp họ thực hiện công việc hiệu quả hơn. Điều này cũng là rất quan trọng đối với các nghị sĩ trẻ, đặc biệt là đối với các nghị sĩ trẻ có trách nhiệm chăm sóc cho trẻ em.

Ngoài ra, phải xây dựng các nền tảng mới cho các nghị sĩ và các nghị viện để có thể kết nối tốt hơn với các cử tri, đóng góp nhiều hơn vào công tác chung của nghị viện. Đồng thời, xây dựng và cải thiện các cơ quan của nghị viện hướng tới tương lai như Ủy ban về Tương lai để dự báo và ứng phó với những xu thế dài hạn hoặc những cú sốc có thể xảy ra trong tương lai. IPU hoan nghênh giới trẻ tham gia tích cực vào hoạt động của những Ủy ban này.

Cuối cùng, phải tránh không để không gian mạng được sử dụng cho những mục đích xấu, chẳng hạn như bạo lực giới. Do đó, IPU kêu gọi các nghị viện thiết lập các chính sách và quy trình để ngăn ngừa và ứng phó với những hành vi bắt nạt, xâm phạm mà sử dụng công nghệ cũng như những hành vi bạo lực tới các nghị sĩ.

"Đó là một số giải pháp mà IPU và các nghị viện có thể tận dụng để khai thác các công nghệ mới, giúp đạt được các SDGs. Trong những quá trình này, người tiên phong phải là những nghị sĩ trẻ. Chúng ta phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nghị sĩ trẻ và thế hệ trẻ mà họ đại diện như những diễn giả trước đã nói: các nghị sĩ trẻ và thế hệ trẻ nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng, phải tích cực hơn, chủ động hơn, tận dụng tốt hơn vai trò này. Đồng thời, cần phải là động lực cho sự phát triển, đem lại những quan điểm, năng lượng và những giải pháp đổi mới sáng tạo cho các quy trình nghị viện hiện nay", Tổng Thư ký IPU nhấn mạnh. 

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 63/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 64/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Hai Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 7.1.2025 tại phiên họp thứ 41.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 7.1, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Phiên họp thứ 41 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tích cực, khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Chín

Trưa 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 41, hoàn thành các nội dung chương trình đề ra sau một ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, khối lượng công việc sắp tới là rất nặng nề và đề nghị các cơ quan, đơn vị trên tinh thần tích cực, khẩn trương triển khai các công việc trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1

Ngày 7.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm phạm vi, mục tiêu của chuyên đề giám sát

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024. Đây cũng là lần thứ 3 các cầu thủ Việt Nam giành chức vô địch tại giải đấu này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025

Sáng 6.1, dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

Sáng 6.1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12.2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Tiếp tục Phiên họp thứ 41, sáng nay, 6.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.