Vẽ gì cũng là mình

Lâu nay, nhiều nghệ sĩ vẫn quan niệm vẽ là đi tìm chính mình. Một số ý kiến lại cho rằng vẽ gì cũng là thể hiện cái mình nhìn thấy, cảm thấy, thành ra vẽ ngoại cảnh cũng thực ra là vẽ thế giới nội tâm, vẽ chính mình. Vậy sáng tạo tác phẩm là quá trình hiểu hơn, khám phá bản thân, hay là nơi bộc lộ cá tính? là nội dung được bàn thảo trong cuộc trò chuyện nghệ thuật diễn ra sáng 11.1.

Không chạy theo bóng người khác

“Khi vẽ tĩnh vật, phong cảnh, tôi cảm thấy mình ở trong đó, như có thể thở với nó, sống với nó. Khi ấy, tôi cảm giác cái bản ngã nối được với 'ngã' lớn ngoài kia, như được tiếp năng lượng tích cực. Quen thuộc với phong cảnh nào, tôi vẽ cảnh ấy, có khi cả bốn mùa, hay ở sân nhà có cây táo dại, tôi thường vẽ sự thay đổi của nó. Đó là lối tôi đến với vẽ. Khi vẽ một tác phẩm, dù là vài nét, nhưng tôi cũng để hết tâm tưởng, tình cảm của mình vào bức tranh ấy” - họa sĩ Trịnh Lữ chia sẻ trong buổi trò chuyện sáng 11.1, nhân dịp ra mắt cuốn sách mỹ thuật “Vẽ gì cũng là tự họa” (do Omega Plus phối hợp với NXB Mỹ thuật phát hành), giới thiệu các bức tranh với câu chuyện nghệ thuật trong suốt những ngày tháng vẽ và chiêm nghiệm cuộc đời tác giả. 

Cuốn sách "Vẽ gì cũng là tự họa" vừa ra mắt độc giả Ảnh: Omega+
Cuốn sách "Vẽ gì cũng là tự họa" vừa ra mắt độc giả
​​​​Ảnh: Omega+

Chọn vẽ theo lối "mắt thấy, tay vẽ", yêu cái gì thì mới vẽ cái đấy, khi vẽ phải cảm thấy hạnh phúc, họa sĩ Trịnh Lữ biên soạn sách với ý định khiêm nhường là “ra một cuốn sách nhỏ, có cả tranh cũ tranh mới, cùng dăm câu ba điều về việc vẽ nên chúng trong suốt hơn sáu chục năm qua”. Ông đã chọn tên sách “Vẽ gì cũng là tự họa”, bởi tự nhận thấy: “Các họa sĩ hay nói rằng làm nghệ thuật là quá trình đi tìm bản thân, làm thế nào để tác phẩm đúng là mình. Nhưng tôi nghĩ thực ra điều đó không cần tìm đâu xa, bởi ai làm gì đã thể hiện hết cá tính, phẩm chất; đặc biệt là trong nghệ thuật, vẽ, viết đã bộc lộ hết tâm tính, con người của mình ra tác phẩm. Ngay cả khi vẽ chân dung người khác, cũng là ghi lại dung mạo của người ấy như mình nhìn thấy, cảm thấy, ở những giây phút người đó ngồi làm mẫu cho mình...”.

Đồng tình với ý kiến trên, họa sĩ Thành Chương chia sẻ: Xưa vẫn có câu "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", rồi "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính', hay 'Người làm sao, của chiêm bao làm vậy"... Điều đó đúng với vẽ gì cũng là tự họa, vẽ gì cũng là mình. Mỗi người có tính cách riêng, không giống ai. Chính vì thế, mỗi người làm gì cũng ra chính mình, không phải ai khác. 

Đặc biệt, trong nghệ thuật, theo họa sĩ Thành Chương, cái “tôi” luôn là số một, việc là chính mình vô cùng quan trọng, từ đó tạo tác phẩm mang tính cá nhân, có sự phong phú, độc đáo. “Khi còn nhỏ, bố tôi nói với tôi rằng, làm nghệ thuật thì phải 'coi trời bằng vung, mình là nhất'. Không thể chạy theo cái nọ, cái kia, coi vung là trời. Tôi rất thấm câu nói ấy và nghĩ rằng khi là chính mình thì không ai bằng mình được. Nếu không là mình, chạy theo bóng của người khác, dù là chạy theo ông trời, thì vẫn chỉ là cái bóng!”

Tác phẩm "Ta thêm con chiện vuông này, cụ nhỉ?" của họa sĩ Trịnh Lữ
Tác phẩm "Ta thêm con chiện vuông này, cụ nhỉ?" của họa sĩ Trịnh Lữ

Những gì nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm sẽ được mỗi người cảm nhận theo một cách khác nhau. Giám tuyển, nhà sáng lập The Muse Artspace Vân Vi cho rằng, với họa sĩ, vẽ gì cũng là tự họa. Còn với người xem, xem gì cũng cảm nhận từ trải nghiệm của bản thân mình. Tác phẩm như cầu nối, gặp gỡ, đồng cảm giữa nghệ sĩ và khán giả. 

Tiêu chí cuối cùng là nghệ thuật

Trong lịch sử nghệ thuật thế giới và Việt Nam, nhiều tên tuổi đã để lại dấu ấn bởi tạo ra các tác phẩm đặc sắc, tính cá nhân đậm nét. Nhà điêu khắc Đào Châu Hải nhận định, có những danh họa tạo ra phong cách, bảng màu cá nhân mang tính khác biệt, có họa sĩ vẽ tranh với mảng màu mạnh mẽ, hoang dại; trong khi có những danh họa lại vô cùng tinh tế, có người lại trung hòa tinh tế và mạnh mẽ... Bảng màu của danh họa thời Phục hưng cũng có những bảng màu đặc trưng, sắc thái rất riêng. Thời kỳ cận hiện đại, có những danh họa tạo ra các tác phẩm với những màu sắc làm nên tên tuổi riêng của mình. 

Là một trong những người tiên phong trong nghệ thuật điêu khắc hiện đại Việt Nam, nghệ sĩ Đào Châu Hải cho rằng: “Vật liệu điêu khắc cũng vô cùng quan trọng, thể hiện nhận thức, lựa chọn của người sáng tác. Chẳng hạn, người Việt vốn giỏi về gỗ, đất, đá, ít trải nghiệm về kim loại, sắt thép. Thời hiện đại, tôi thấy kim loại giúp biểu hiện cảm xúc của con người mạnh mẽ, cụ thể, đơn giản, do đó, muốn thử nghiệm vật chất kim loại đưa vào tác phẩm, nhằm thay đổi, giúp ngôn ngữ biểu hiện mạnh mẽ hơn, mới hơn”.

Tuy nhiên, trong nghệ thuật, không phải ai cũng thể hiện được chính mình, có những người vẫn đi tìm mình trong nghệ thuật, luôn có ý nghĩ làm cái gì to tát, vĩ đại hơn những gì mình đang có; có những người đổi mới trong sáng tác. Họa sĩ Trịnh Lữ cho rằng, nhiều danh họa Đông Dương thời còn đi học vẽ khác, thời kỳ sau này vẽ khác, nhưng đều là họ cả, bởi con người luôn thay đổi, thậm chí đa nhân cách, nên vẽ gì cũng thể hiện con người, ghi lại dấu ấn của bản thân trong thời điểm đó.

Còn theo họa sĩ Nguyễn Bình Chương, sáng tác là quá trình không ngừng nghỉ, có khi đến cuối cuộc đời nghệ thuật mới thể hiện được chính mình. Nhiều ý kiến cho rằng, có thể tìm tòi trong nghệ thuật, có thể đổi mới, nhưng yêu việc mình đang làm và làm hết mình cho nó vẫn là một quan niệm, thái độ cần có để đi hết con đường nghệ thuật. 

Họa sĩ Thành Chương cho rằng, nghệ thuật để phục vụ con người, nhân dân, đất nước, nhưng chức năng để nghệ sĩ làm điều đó là nghệ thuật. Nếu không có nghệ thuật, anh không phục vụ được ai, khi tranh vẽ không có người thưởng thức, sách viết ra không có người đọc, phim chiếu không có người xem... Bởi vậy, tiêu chí cuối cùng của sáng tạo để phục vụ con người là phải có nghệ thuật. Khi ấy, dù không vẽ những đề tài to tát, như họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ “Em Thúy”, hay họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bình phong hai mặt “Thiếu nữ trong vườn” - “Dọc mùng” vẫn để lại những kiệt tác bảo vật quốc gia.

Văn hóa

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.