Văn phòng Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, tạo động lực cho Báo Đại biểu Nhân dân

Nguyễn Hạnh Phúc - Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Trong hành trình 35 năm của Báo Đại biểu Nhân dân, tôi đã có 10 năm gắn bó với vai trò vừa là người đứng đầu cơ quan chủ quản của Báo, vừa là một độc giả thường xuyên. Báo Đại biểu Nhân dân đã luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của “Tờ báo của Quốc hội”, thực sự là “Tiếng nói của Quốc hội, Diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri”.

Báo đã làm tốt vai trò “cầu nối” giữa Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND với cử tri và Nhân dân, đặc biệt là việc truyền tải thông tin kịp thời, thường xuyên, chính thống, khách quan về hoạt động của Quốc hội trong thực hiện các chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, đối ngoại... được cử tri và Nhân dân cả nước đón nhận, hoan nghênh và đánh giá cao.

Văn phòng Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, tạo động lực cho Báo Đại biểu Nhân dân -0
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Báo Đại biểu Nhân dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, ngày 24.9.2018. Ảnh: Lâm Hiển

Ở chiều ngược lại, Báo cũng đã đem được tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân đến với Quốc hội, mang được hơi thở cuộc sống tới diễn đàn Quốc hội để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thêm một nguồn thông tin sinh động, có thêm chất liệu từ thực tế cuộc sống trong quá trình nghiên cứu, đóng góp ý kiến và quyết đáp các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Đặc biệt, theo dõi hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân thời gian gần đây, tôi đánh giá rất cao việc Báo đã phát triển được một đội ngũ chuyên gia, học giả trong các lĩnh vực và đại biểu Quốc hội qua các nhiệm kỳ khá đông đảo. Từ đó, Báo đã khai thác, phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia, các học giả, nguyên đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến sâu sắc, có hàm lượng khoa học và thực tiễn cao về các nội dung trình Quốc hội, góp phần làm cho chất lượng các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội ngày càng tốt hơn.

Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc Ảnh: Quang Khánh
Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Quang Khánh

Cùng với những kết quả rất đáng khích lệ đã đạt được, trong thời gian tới, tôi mong Báo tiếp tục kế thừa, phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng các chuyên mục cũng như các tác phẩm báo chí cụ thể, luôn luôn truyền tải kịp thời, sâu sắc những đổi mới của Quốc hội đến với cử tri và Nhân dân cả nước.

Muốn xây dựng Báo Đại biểu Nhân dân mạnh hơn thì cùng với tinh thần đoàn kết, làm việc trách nhiệm của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của Báo, về phía Văn phòng Quốc hội - cơ quan chủ quản của Báo, cần tiếp tục tạo mọi điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách, tạo động lực cho Báo. Ví dụ như thông qua việc đặt hàng, đây là nguồn kinh phí giúp Báo có nguồn lực để đổi mới, phát triển hơn nữa.

Tôi kỳ vọng, bên cạnh Báo in, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cần khai thác tối đa ưu thế của báo điện tử và các nền tảng số của Báo, bởi đây là cách thức thông tin rất nhanh, có sức lan tỏa rất mạnh mẽ để truyền tải thông tin đến cử tri và Nhân dân.

Chính trị

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Trao quyết định cho Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

​​​​​Chiều 29.10, tại Hội trường Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 29.10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội XIV của Đảng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar
Sự kiện nổi bật

Việt Nam - UAE đẩy mạnh hợp tác về nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar đã có buổi làm việc song phương nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai Bộ.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự vướng mắc, cấp thiết

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung báo cáo đánh giá tác động, làm rõ chính sách nào đặc thù, vượt trội

Tham gia thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi), các đại biểu cho rằng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) mới được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Với thời gian gấp, phạm vi sửa đổi lớn, Chính phủ mới chỉ lấy ý kiến các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, chưa lấy ý kiến HĐND là đối tượng chịu tác động lớn của dự án Luật, thì việc trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại một kỳ họp là rất gấp.