Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh

Ngày 5.3, UBND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh.

Di tích kiến trúc nghệ thuật cụm đình Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1649/QĐ-TTg, ngày 29.12.2022 của Thủ tướng Chính phủ. Di tích bao gồm: Đình Hương Canh, đình Tiên Canh và đình Ngọc Canh.

Đây là 3 ngôi đình cổ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu XVIII.

Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh -0
Thành viên tiểu ban di tích đình Hương Canh đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại đình Hương Canh. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Cụm đình Hương Canh là nơi thờ Lục vị thời Ngô Vương gồm: Thiên Sách Hoàng Đế (tức Ngô Xương Ngập), Quốc Vương Thiên Tử (tức Ngô Xương Văn), là 2 con trai của Ngô Quyền; Linh Quang Thái hậu tôn thần, Khả lã nương nương (2 người vợ của Ngô Quyền); Đông Nhạc Đại thần và Thị Tùng phu nhân.

Nghệ thuật kiến trúc của cụm đình Hương Canh đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian với kỹ thuật chạm trổ tinh vi, điêu luyện, phác họa bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân trong xã hội phong kiến xưa.

Ngày nay, cụm đình Hương Canh là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội cùng các trò diễn dân gian địa phương. Hằng năm, dân làng thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức to lớn của các vị anh hùng có công với đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Trung, Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên cho biết: Bình Xuyên có 203 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 12 di tích lịch sử cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh được xếp hạng, nổi bật là cụm di tích ba ngôi đình của thị trấn Hương Canh. Lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt diễn ra đúng vào dịp Lễ dâng hương rằm tháng Hai (âm lịch) của nhân dân đối với Lục vị thành hoàng; đây là niềm tự hào, vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc nói chung, huyện Bình Xuyên và thị trấn Hương Canh nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh -0
Cụm đình Hương Canh thờ chung 6 vị thành hoàng. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 1.300 di tích lịch sử, văn hóa các loại, trong đó có 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 62 di tích cấp quốc gia và 452 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Vĩnh Phúc có 3 di sản được UNESCO ghi danh di sản văn hóa đại diện nhân loại gồm: Hát Ca Trù, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; nghi lễ và trò chơi Kéo co.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Nhiều di tích đã được đầu tư, tu bổ, phục hồi gắn với phát triển du lịch, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người Vĩnh Phúc, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp nhân dân.

Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.