Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động du lịch giai đoạn bình thường mới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành hướng dẫn tạm thời việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Ngành du lịch chuyển sang giai đoạn phục hồi
Ngành du lịch chuyển sang giai đoạn phục hồi

Theo đó, đối với tất cả cấp độ dịch, du khách đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh chỉ phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa phương cấp 3, cấp 4 hoặc vùng phong tỏa. Khách là người cư trú tại địa phương không áp dụng xét nghiệm. Việc xét nghiệm Covid-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

Du khách phải tuân thủ 5K, khai báo y tế hoặc quét mã QR. Ngoài ra, cần thực hiện đầy đủ quy định về an toàn phòng chống dịch và nội quy của cơ sở kinh doanh du lịch (có các quy định theo từng địa bàn cấp độ, đáp ứng quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế).

Theo hướng dẫn, đối với các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa bàn có dịch cấp độ 1 và 2 thì hoạt động du lịch được tổ chức phục vụ 100% công suất.

Ngoài ra, đối với vùng cấp độ 1, di tích, bảo tàng hoạt động bình thường, có kế hoạch tổ chức và phương án phòng, chống dịch; các điểm tham quan phải tạo mã QR để quản lý người ra, vào cũng như khai báo y tế. Đối với vùng cấp độ 2, di tích, bảo tàng phục vụ không quá 20 người/đoàn và đảm bảo khoảng cách; người hướng dẫn, thuyết minh đã được tiêm ít nhất ít nhất một liều vaccine đủ 14 ngày trở lên hoặc khỏi bệnh và có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Đối với vùng cấp độ 3, hoạt động tham quan tại điểm du lịch và sự kiện tập trung trong nhà, các chương trình du lịch theo nhóm dưới 25 người; cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống ở khu du lịch không hoạt động quá 50% công suất, các phương tiện đưa đón khách cũng không sử dụng quá 50% số ghế; di tích, bảo tàng thực hiện quy định giống cấp 2 nhưng đón tiếp, phục vụ không quá 10 người/đoàn. Đối với vùng cấp độ 4, dừng hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch; dừng chương trình du lịch trên địa bàn và các sự kiện trên 20 người trong nhà; các cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống trong khu du lịch được hoạt động nhưng không quá 30% công suất, phương tiện đón khách không sử dụng quá 50% số ghế.

Hướng dẫn cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động phải bố trí khu đón khách, cửa ra vào có quy định khoảng cách, niêm yết mã QR, bảng thông tin hướng dẫn phòng chống dịch, nơi rửa tay... Khách đến sử dụng dịch vụ và người làm việc, cung ứng hàng hóa, dịch vụ tại địa phương cấp độ 3-4 phải được đo thân nhiệt đồng thời các cơ sở phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực công cộng, nơi tổ chức dịch vụ đông người, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị phục vụ khách du lịch...

Mỗi cơ sở lưu trú phải đăng ký và tự đánh giá an toàn dịch tễ hàng ngày tại địa chỉ https://safe.tourism.com.vn để kết nối với hệ thống an toàn Covid-19 quốc gia và có kế hoạch phòng, chống dịch, phương án xử lý khi có trường hợp người mắc bệnh. Nhân viên có các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở phải xét nghiệm Covid-19 hoặc nghỉ làm và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...