Giới trẻ hồi sinh áo dài truyền thống

Áo dài ngũ thân quay trở lại không phải từ những người lớn tuổi, mà từ phong trào rầm rộ của giới trẻ, giúp tà áo truyền thống trở lại với đời sống hiện đại.

Đây là ý kiến tại hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị áo dài truyền thống - Kinh nghiệm của cộng đồng và nhà quản lý", do Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức chiều 30.8, tại Hà Nội. 

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu cho rằng, áo dài đã có từ lâu đời. Năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa.

Năm 1802 vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trăng trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 - 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

img_2423.jpeg -0
Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, người làm nghề và cộng đồng

Trải qua thời gian, trang phục này đã dần trở nên quen thuộc, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường. PGS.TS. Bùi Xuân Đính khẳng định, áo dài nam, nữ là một trong những thành tố của văn hóa tộc người, được sử dụng trong các lễ tiết, lễ nghi quan trọng, hoạt động ngoại giao. Sau một thời gian gần như vắng bóng, hiện nay, công cuộc đổi mới phục hồi các điều kiện để áo dài được phục sinh...

Bền bỉ nhiều năm với việc phục hồi áo dài ngũ thân, họa sĩ Nguyễn Đức Bình, chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình làng Việt cho rằng, những người trẻ đã bắt đầu nhận thức được vẻ đẹp của áo dài truyền thống khi mặc tham dự các sự kiện văn hóa, gặp gỡ… Giai đoạn này, xu hướng của giới trẻ tìm về cổ phục, trang phục truyền thống bắt đầu nở rộ bằng những dự án cá nhân khác nhau.

"Áo dài đã phục hưng" là nhận định của TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Đặc biệt, ngày 9.8.2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ghi danh “Tri thức may, mặc áo dài Huế” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc gìn giữ và tôn vinh áo dài, theo TS. Lê Thị Minh Lý, trước hết để phát triển nghề may và tập quán mặc áo dài, vốn là di sản văn hóa phi vật thể, người dân đã sáng tạo ra và vẫn duy trì nghề, rõ nét nhất là Huế, và Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó, chúng ta giữ áo dài để giữ ký ức, để khẳng định bản sắc khi ra với thế giới. Tuy nhiên, TS. Lê Thị Minh Lý cho rằng, cần phải giữ gìn sự đa dạng của áo dài dựa trên giá trị cốt lõi. 

img_2424.jpeg -0
TS. Lê Thị Minh Lý cho rằng, cần giữ gìn sự đa dạng của áo dài dựa trên giá trị cốt lõi

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế nhận định, áo dài là một di sản đặc biệt của dân tộc Việt Nam, nó vốn thuộc về cộng đồng và được cộng đồng trân quý, gìn giữ qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước quan trọng nhất là làm “sống lại” áo dài và đưa di sản áo dài thực sự trở lại với đời sống cộng đồng xã hội đương đại, khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo vệ, quảng bá, tôn vinh và phát huy giá trị di sản quý giá này…

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.