Ủy ban Văn hóa, Giáo dục khảo sát việc thực hiện pháp luật về nhà giáo tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 15.7, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc

Theo báo cáo của UBND Quận 1, trên cơ sở các chính sách, pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, UBND quận đã triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, góp phần phát triển nâng cao chất lượng giáo dục. Các chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo được thực hiện đầy đủ, đúng quy định; 100% cán bộ, quản lý, nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên; thực hiện giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập…

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, nhà giáo chưa thực sự được coi trọng và phát huy năng lực. Tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra nghiêm trọng, kéo dài; số lượng giáo viên chưa đáp ứng đủ định mức trong đề án vị trí việc làm. Các cơ sở giáo dục không tuyển dụng được giáo viên do không có giáo viên đăng ký vào các vị trí cần tuyển dụng, giáo viên tham gia tuyển dụng chưa đạt yêu cầu…

Phó Chủ tịch UBND Quận 1 Mai Thị Hồng Hoa phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Chủ tịch UBND Quận 1 Mai Thị Hồng Hoa phát biểu tại cuộc làm việc

Theo Phó Chủ tịch UBND Quận 1 Mai Thị Hồng Hoa, thực trạng thiếu giáo viên ở các bậc học đã diễn ra nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng, nhất là giáo viên các môn nghệ thuật, ngoại ngữ. Để khắc phục, UBND Quận 1 đang nghiên cứu nhằm tạo cơ chế cho các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện việc tuyển dụng, đồng thời chịu trách nhiệm với việc tuyển dụng này và có thể sẽ được triển khai thí điểm tại một số trường trong thời gian tới.

Về điều động, thuyên chuyển và dạy liên trường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học Trần Bé Hồng Hạnh chia sẻ, quy định này sẽ góp phần giải quyết tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ. Song, cần quy định rõ, cụ thể theo hướng cơ quan quản lý giáo dục căn cứ vào tổng quan chung về nhân sự của các trường để có thể điều động nhân sự giữa các trường để vừa giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên, vừa bảo đảm chất lượng giảng dạy.

Quang cảnh cuộc làm việc
Quang cảnh cuộc làm việc

Ngoài ra, bên cạnh quyền lợi của nhà giáo được quan tâm và thể hiện chặt chẽ, cần nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà giáo, có quy định về chế tài, trách nhiệm cụ thể của nhà giáo đối với cơ sở giáo dục nơi được tạo điều kiện để phát triển, đào tạo nâng cao nghề nghiệp.

Đồng tình với quy định dạy liên trường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm Đỗ Ngọc Chi cho rằng, tình trạng thừa thiếu giáo viên không chỉ là tình trạng của Quận 1 và của TP. Hồ Chí Minh, mà đây là thực tế đang diễn ra đối với các cơ sở giáo dục nói chung. Do đó, nếu triển khai thực hiện việc dạy liên trường sẽ góp phần giải quyết được tình trạng này. Tuy nhiên, nên triển khai ở địa phương nhỏ, các trường trong quận, huyện nhằm bảo đảm việc sắp xếp thời khóa biểu cũng như thời gian di chuyển cho các giáo viên.

Đoàn khảo sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả UBND Quận 1 đã đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo, dù còn có nhiều khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đề nghị UBND Quận 1 sớm khắc phục những bất cập, hạn chế đã chỉ ra và bổ sung đầy đủ đề xuất, kiến nghị, trong đó chú trọng những kiến nghị thực tiễn, nhưng liên quan đến chính sách gửi về cho Đoàn trước ngày 25.7 tới để đưa vào báo cáo khảo sát.

+ Chiều cùng ngày, Đoàn khảo sát có cuộc làm việc với Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc

Theo báo cáo của nhà trường, các quy định về chính sách tuyển dụng các chức danh công việc được trường xây dựng và thực hiện nghiêm túc, từ đó thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, công tác tuyển dụng và lựa chọn được thực hiện theo quy trình rõ ràng. Bên cạnh đó, trường cũng ban hành quy định về các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự, đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt; chế độ làm việc cho từng đối tượng cụ thể, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chức danh công việc; chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên…

Tuy nhiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Kiên cho biết, hiện nay các tiêu chuẩn, nghĩa vụ liên quan đến nhà giáo được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, gây khó khăn trong công tác theo dõi và cập nhật để thực hiện kịp thời các quy định mới và các chính sách pháp luật khác liên quan.

Phó Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Kiên phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Kiên phát biểu tại cuộc làm việc

Cũng như chưa có quy định cụ thể nào về việc tuyển dụng nhà giáo giáo dục đại học, mà việc tuyển dụng và sử dụng nhà giáo được thực hiện dựa trên nhu cầu của cơ sở giáo dục; chưa có một khung chính sách đồng bộ để tạo sự nhất quán trong tuyển sinh, đào tạo cùng các chương trình hỗ trợ liên quan đến mọi khía cạnh trong suốt quá trình công tác của nhà giáo…

Đại diện Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh kiến nghị, cần xác định các tiêu chuẩn và quy trình tuyển dụng nhà giáo, bảo đảm việc tuyển dụng nhà giáo có đủ trình độ chuyên môn, năng lực, nhân phẩm đạo đức phù hợp. Thể chế hóa quy trình đánh giá và xếp loại nhà giáo, bảo đảm đánh giá công bằng và đồng nhất về hiệu suất và chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, đóng góp trong lĩnh vực chuyên môn. Quản lý và sử dụng nhà giáo một cách có hiệu quả gồm phân công công việc, quản lý thời gian và tạo điều kiện để nhà giáo phát triển nghề nghiệp và sáng tạo trong công việc.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại cuộc làm việc
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại cuộc làm việc

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo.

TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có nhiều mô hình giáo dục mới, nhiều cách làm mới, sáng tạo đã được triển khai và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh những vấn đề mới, bất cập, hạn chế, cũng như nhiều câu chuyện băn khoăn từ góc độ nghề nghiệp như nhà giáo có phải hoàn toàn là viên chức không, cùng một đối tượng nhà giáo nhưng được quy định ở các luật khác nhau, chứng chỉ hành nghề của nhà giáo...

Quang cảnh buổi làm việc tại Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Quang cảnh buổi làm việc tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Do đó, những ý kiến, kiến nghị của các trường đại học tại cuộc làm việc sẽ được Đoàn ghi nhận, tiếp thu và nghiên cứu đưa vào báo cáo khảo sát.

Chính trị

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: