Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát việc khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội

Ngày 3.6, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc, khảo sát thực tế việc khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần nước sạch số 2 và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống Hà Nội.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy làm Trưởng đoàn khảo sát. 

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Trưởng đoàn khảo sát phát biểu tại buổi làm việc tại Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống ​​​​​​

Tham gia đoàn khảo sát có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy; Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh; thành viên của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng lãnh đạo các công ty khai thác, sản xuất, kinh doanh nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Công ty cổ phần nước sạch số 2 và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống Hà Nội báo cáo về kết quả công tác quản lý, vận hành, khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch, đặc biệt là kết quả triển khai Luật Tài nguyên nước 2012 và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan; các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật tài nguyên nước và các đề xuất, kiến nghị trong xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Các thành viên đoàn khảo sát và đại diện các đơn vị tham dự buổi làm việc

Giám đốc Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống Đỗ Hoàng Long cho biết, Nhà máy nước mặt sông Đuống được quy hoạch trên diện tích gần 61.5 ha, với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, đặt tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm). Giai đoạn 1 đã hoàn thành, Nhà máy nước mặt sông Đuống đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 70%. Quy mô cấp nước của dự án định hướng đến năm 2030 sẽ đạt 600.000 m3/ ngày đêm, tầm nhìn đến năm 2050 đạt 900.000 m3/ngày đêm.

Hiện nay nhà máy nước mặt sông Đuống đang cấp nước sạch ổn định cho khoảng 2,5 triệu dân Thủ đô trên diện tích khoảng 960 km2, phân bổ trên 8 Quận huyện như: Sóc Sơn, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên…và các vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên. Đặc biệt, Công ty đã góp phần mở ra một hướng mới về đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh nước sạch, tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy nội lực của các doanh nghiệp trong nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội
Đoàn khảo sát làm việc tại Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khai thác, sản xuất, Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống kiến nghị UBND thành phố Hà Nội sớm phê duyệt điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt thay thế giá bán 10 năm nay để kịp thời bù đắp cho chi phí do biến động giá. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành có liên quan hướng dẫn Công ty thực hiện thanh toán phần chênh lệch giữ mức tạm thanh toán trong thời gian chưa có giá nước chính thức và giá bán buôn nước sạch được phê duyệt để đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ. Ngoài ra, đại diện Công ty cũng kiến nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi Thông tư 44/2021 quy định, mức chi phí lãi vay đầu tư xây dựng tính trong phương án giá nước sạch tối đa không quá 65% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội
Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội Tạ Kỳ Hưng kiến nghị với Đoàn khảo sát

Góp ý về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Giám đốc Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống Đỗ Hoàng Long đề nghị cần có quy định khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước, cùng với đó cần quy định đầy đủ, rõ ràng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước, điều hòa, phân phối nguồn nước và phân định rõ quản lý nguồn nước và quản lý hoạt động khai thác, sử dụng trong các lưu vực sông.

Ngoài ra, cần làm rõ căn cứ, tính đồng bộ quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch thủy điện, quy hoạch cấp, quy hoạch thoát nước trong pháp luật hiện hành, trong nội dung, nguyên tắc lập quy hoạch tài nguyên nước…

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy tặng quà Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội 

Trước đó, tại buổi làm việc với đoàn khảo sát, Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội Tạ Kỳ Hưng kiến nghị Nghị định 167/2018 quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất vô hình chung làm hạn chế quyền tiếp cận nguồn nước dưới đất của doanh nghiệp. Bởi thực tế, trữ lượng nước dưới đất tại khu vực ven sông Hồng rất dồi dào, chi phí sản xuất thấp, do đó, công ty kiến nghị tiếp tục duy trì việc khai thác nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt để đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước cấp, giữ nguyên hiện trạng các giếng khai thác để đảm bảo cấp nước an toàn cũng như quyền lợi hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, cần có các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp để tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Đặc biệt, bổ sung quy định xảy ra thiên tai, hạn hán, thiếu nước sinh hoạt thì được phép gia tăng lưu lượng khai thác vượt công suất theo giấy phép.

Ghi nhận ý kiến góp ý, kiến nghị xác đáng, có tính thực tế của hai đơn vị, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh, thông qua buổi làm việc cùng với khảo sát thực tế của hai đơn vị đã cung cấp thêm nhiều thông tin phục vụ các đại biểu Quốc hội trong việc cho ý kiến vào dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại buổi họp tổ và thảo luận tại hội trường tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV vào tuần tới. 

Sau đây là một số hình ảnh Đoàn công tác khảo sát hai đơn vị nước sạch tại Hà Nội: 

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy kiểm tra thực tế tại Trung tâm điều khiển nước sạch 
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Các đại biểu khảo sát thực tế tại trạm bơm Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội 
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại Nhà máy nước số 2 Hà Nội 
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành và các đại biểu khảo sát tại nhà máy nước số 2 Hà Nội 
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần nước sạch sông Đuống 
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội -0
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội
Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội 
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát thực tế khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội
Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ Công ty cổ phần nước sạch sông Đuống 

Thời sự Quốc hội

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.