Trò chuyện đầu tuần

Truyện cổ tích và niềm tự tôn dân tộc

Là người Cao Lan (Dân tộc Sán Chay), nhà nghiên cứu văn học dân gian, TS. TRIỆU THỊ LINH luôn ý thức rằng, giữ gìn, lưu truyền văn hóa dân tộc là “nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện ngay, càng sớm càng tốt”. Cuối năm 2023, chị đã hoàn thành công trình sưu tầm bộ truyện cổ tích Cao Lan với 24 mẩu truyện, được NXB Kim Đồng xuất bản thành cuốn “Cậu bé cầm bút thần đánh giặc”.

Chạy đua cùng “người kể chuyện”

- Sưu tầm truyện cổ tích nói riêng,văn hóa dân gian nói chung, nhất là của các dân tộc thiểu số không dễ dàng, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Điều gì đã thôi thúc chị chọn làm công việc ấy?

Truyện cổ tích và niềm tự tôn dân tộc -0

- Bản thân tôi là người dân tộc thiểu số. Văn hóa của người Cao Lan vừa có nét riêng vừa tiếp thu văn hóa của các tộc anh em khác nên rất đặc sắc. Trong đó, mảng văn nghệ dân gian của người Cao Lan khá phong phú, từ truyện kể truyền miệng đến dân ca, ca dao, tục ngữ... Nếu như tôi, một người con của dân tộc ấy, không sưu tầm, lưu giữ được thì vốn văn hóa dân tộc ấy sẽ bị mai một và có thể biến mất. Và, nếu vậy, đó sẽ là điều rất đáng tiếc.

- Là người dân tộc Cao Lan, chắc chắn chị có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và sưu tầm này?

- Tình yêu văn hóa dân gian của tôi được nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ qua những câu chuyện cổ tích dân tộc Cao Lan của ông ngoại, những làn điệu Sình ca truyền thống tha thiết và tự hào từ bà, từ mẹ. Đến khi trở thành sinh viên khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, được PGS.TS Nguyễn Hằng Phương hướng dẫn nghiên cứu và gợi ý đề tài, tôi quyết định nghiên cứu về văn hóa dân tộc mình. Được sự ủng hộ của ông ngoại và mẹ, tôi càng củng cố quyết tâm phải thực hiện nghiên cứu ấy (đề tài Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích kể về người mồ côi của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang của chị Linh đoạt giải Nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2005 - PV).

Truyện cổ tích và niềm tự tôn dân tộc -0
TS. Triệu Thị Linh với độc giả nhỏ tuổi 

- Thuận lợi là thế, nhưng khi bắt tayvào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa của dân tộc, chắc chị cũng gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ những câu chuyện kể dân gian thường là truyền miệng?

- Có rất nhiều khó khăn trong quá trình sưu tầm những câu chuyện cổ tích Cao Lan. Tôi phải chấp nhận hy sinh thời gian và công sức, bởi vì công việc này thường không có kinh phí, mình tự bỏ tiền, công sức và thời gian để làm.

Khó khăn nhất là thế hệ những người biết chuyện, hiểu văn hóa Cao Lan đã già rồi, nhiều người đã qua đời hoặc còn sống nhưng không đủ minh mẫn để nhớ được những câu chuyện họ nghe từ thuở nhỏ. Những “người kể chuyện” các câu chuyện cổ tích mà tôi đã sưu tầm được hầu như đều trên 90 tuổi, nhiều người từ chối kể vì trí nhớ lẫn lộn, không còn tường tận chi tiết của câu chuyện.

Tôi phải “chạy đua” với thời gian. Ngay như quá trình hoàn thiện và xuất bản cuốn sách “Cậu bé cầm bút thần đánh giặc”, tôi và các anh chị em ở NXB Kim Đồng đã phải cùng nhau nỗ lực hết sức, có những lúc làm việc thâu đêm để có thể cho ra ấn phẩm sớm nhất, kịp gửi tặng đến tay các cụ như một lời tri ân.

Một khó khăn khác là kết quả mình thu được có thể bị “ăn cắp” bất cứ lúc nào. Bởi rất nhiều người quan tâm và mong muốn có được những kết quả nghiên cứu, chất liệu dân gian đó.

Sứ mệnh thiêng liêng

- Quá trình "chạy đua" đó, chị đã làm thế nào để các nghệ nhân, cụ già dân tộc Cao Lanmở lòng chia sẻ với mình?

- Tôi đã đi điền dã suốt 2 năm liên tục tại các làng bản người Cao Lan sinh sống, trở thành một người dân làng thực thụ, cùng họ lao động, sản xuất, cùng họ trải qua những giây phút sinh hoạt đời thường để hy vọng trong quá trình ấy có thể thu thập được những mẩu truyện thú vị. Bởi không phải lúc nào họ cũng có sẵn câu chuyện để kể cho mình mà đôi khi bất chợt nhớ ra trong lúc lao động, sản xuất. Lúc đó tôi tranh thủ thu âm, ghi chép, móc nối các mẩu truyện lại với nhau.

Đồng bào dân tộc thiểu số có niềm tự tôn dân tộc rất lớn, phải là những người thực sự đáng tin cậy thì họ mới sẵn sàng chia sẻ vốn văn hóa của dân tộc mình.

- Truyện cổ tích chứa đựng giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Theo chị, việc đưatruyện cổ tích đến với các thiếu nhi nói riêng, độc giả nói chung, có tầm quan trọng như thế nào trong việc lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa đó?

- Đối với tôi, sưu tầm truyện cổ tích không chỉ là đam mê mà còn là sứ mệnh - một nhiệm vụ thiêng liêng để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu. Là một người mẹ, là một nhà giáo công tác trong ngành giáo dục nhiều năm, tôi thấy các bạn trẻ hiện nay có thể dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa hiện đại trên thế giới, thế nhưng cơ hội để các bạn tiếp xúc với văn hóa các dân tộc ở nước mình lại khá ít.

Hơn nữa, truyện cổ tích không đơn thuần là những câu chuyện giải trí mà còn chứa đựng tri thức, giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Việc truyền bá chúng đến với thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn, giúp các em hiểu và trân trọng hơn nguồn gốc của mình. Vì lý do đó, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm đưa được văn hóa của người dân tộc thiểu số đến với giới trẻ. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện ngay, càng sớm càng tốt.

- Với những người yêu thích văn hóa dân gian và mong muốn sưu tầm, sau đó là truyền bá tới độc giả đương đại, từ kinh nghiệm của chị, nên bắt đầu như thế nào?

- Cứ làm thôi! Các bạn có đam mê, có định hướng trong công việc nghiên cứu thì hãy cứ dấn thân và bắt tay vào thực hiện nhưng đồng thời phải chấp nhận sự hy sinh cho công trình nghiên cứu ấy. Một điều quan trọng nữa là phải có phương pháp, vì nếu chỉ có đam mê mà thiếu cách làm phù hợp thì việc sưu tầm sẽ không hiệu quả. Văn hóa dân gian dân tộc thiểu số là một kho tư liệu vô giá, đáng trân trọng, rất cần các bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu, bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại hôm nay.

- Xin cảm ơn chị!

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.