Trường hợp nào sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép?

Xin hỏi, theo quy định hiện nay, những trường hợp nào được sử dụng hình ảnh cá nhân mà không cần xin phép? – Thu Hường (Hà Nội).

Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Vũ Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình

Theo khoản 1, Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình như sau:

- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép?

Theo khoản 2, Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 thì việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Theo khoản 3, Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 thì việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng

Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng theo Điều 16, Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:

- Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.

- Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.

- Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định về thu thập và sử dụng thông tin cá nhân

Quy định về thu thập và sử dụng thông tin cá nhân theo Điều 17, Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:

- Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây:

+ Tiến hành thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;

+ Chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;

+ Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân do mình thu thập.

- Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ.

- Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.