Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 tại Hà Nội

Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 sẽ diễn ra từ 6 - 10.10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới được tổ chức lần đầu năm 1993 và tổ chức định kỳ hằng năm tại nhiều quốc gia. Triển lãm lần thứ 31 được tổ chức tại Hà Nội giới thiệu gần 200 tác phẩm của các nghệ sĩ Nhật Bản, thể hiện ở nhiều mảng đề tài với nhiều thể loại, chất liệu khác nhau (hội họa, điêu khắc, gốm sứ, nhiếp ảnh, thư pháp, kiến trúc). Mỗi tác phẩm mang dấu ấn riêng của từng họa sĩ nhưng cùng gửi gắm thông điệp về hòa bình cho nhân loại.

Ban tổ chức hy vọng đưa nghệ thuật Nhật Bản tới gần hơn với công chúng Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố  tình hữu nghị bền chặt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Một số tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm:

Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 tại Hà Nội -0
Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 tại Hà Nội -2
Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 tại Hà Nội -3
Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 tại Hà Nội -1
Triển lãm Nghệ thuật hòa bình thế giới lần thứ 31 tại Hà Nội -4

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.