Quảng Ngãi: Xây dựng sản phẩm du lịch gắn với văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Với tài nguyên di sản vốn có, Quảng Ngãi cần kết hợp khéo léo các yếu tố văn hóa, lịch sử và thiên nhiên trong những sản phẩm mới, giúp khách du lịch có cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu hơn văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo sức hút đặc biệt cho khu vực này.

Đây là ý kiến của các đại biểu tại hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” do Báo Văn hóa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tổ chức ngày 23.11 tại TP. Quảng Ngãi.

Du lịch ảm đạm, chưa có điểm nhấn

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Quảng Ngãi đang là địa phương yếu thế nhất trong phát triển du lịch so với các tỉnh khác ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Các huyện phía Tây của tỉnh, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch kém phát triển hơn so với các huyện miền biển phía Đông.

ht.jpg
Các đại biểu tại hội thảo ngày 23.11 tại TP. Quảng Ngãi. Ảnh: Như Đồng

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, TS. Đỗ Thị Thanh Hoa cho biết, khách đến các huyện phía Tây chủ yếu là du lịch kết hợp khám phá cảnh quan tự nhiên. Loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao về cơ bản chưa được định hình.

Các điểm du lịch cộng đồng chưa được đầu tư phát triển, sản phẩm và dịch vụ du lịch nghèo nàn, chất lượng dịch vụ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc thị trường khách trong nước và quốc tế.

TS. Đỗ Thị Thanh Hoa dẫn chứng, làng Teng (Ba Tơ) - một trong những buôn làng cộng đồng của dân tộc Hrê còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, nhiều năm qua hoạt động đầu tư, khai thác du lịch khá ảm đạm, chưa có tín hiệu tích cực. Mặc dù chính quyền Quảng Ngãi và huyện Ba Tơ quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào bằng việc đầu tư xây dựng 1 nhà trưng bày, 3 nhà truyền thống phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tạo dựng không gian biểu diễn văn hóa văn nghệ, hỗ trợ cộng đồng truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ... thế nhưng, lượng khách du lịch đến làng hàng năm rất ít. Làng chưa có cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu du khách.

b.jpg
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, TS. Đỗ Thị Thanh Hoa góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Như Đồng

Các buôn làng của người Cor ở Trà Bồng, người K’dong ở Sơn Tây, Sơn Hà cũng trong tình trạng tương tự, phát triển du lịch gắn với văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số chưa thực sự có điểm nhấn. Một số lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm chủ yếu thu hút khách nội tỉnh, giá trị văn hóa dân gian biểu diễn tại các lễ hội chủ yếu phục vụ chính người dân địa phương, số lượng khách ngoại tỉnh, khách quốc tế, khách đi theo tour, theo đoàn rất ít.

Nhiều nét văn hóa đặc sắc đã bị mai một và không được bảo tồn, như nhà sàn cổ truyền của dân tộc Cor đã biến mất hơn 30 năm qua; việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc Hrê, Cor, K’dong đang có sự suy giảm theo thời gian; cồng chiêng giảm về số lượng, số người biết sử dụng ngày càng ít...

Xây dựng tour du lịch mới, phát triển thương hiệu điểm đến

Trước thực trạng trên, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, cho rằng, với gần 190.000 người dân tộc thiểu số cùng văn hóa bản địa đặc trưng, Quảng Ngãi vẫn có thể phát triển du lịch qua các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cùng hàng loạt di sản văn hóa thiên nhiên mang sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước.

“Đây là cơ hội hình thành các tour du lịch mới như tour du lịch lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số, vừa tạo tính hấp dẫn cho điểm đến, vừa góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu của điểm đến và đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững của địa phương”.

Theo ông Thắng, vấn đề đặt ra là việc giới thiệu, quảng bá lễ hội truyền thống trong các hoạt động du lịch cần tích cực để bà con nhận thức thực tiễn giá trị vật chất và tinh thần của lễ hội, khơi dậy, giáo dục lòng tự hào về văn hóa truyền thống, tăng cường ý thức bảo vệ, gìn giữ lễ hội. Qua đây, người dân có thêm thu nhập để cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua các dịch vụ ăn uống, bán các mặt hàng thổ cẩm, đặc sản địa phương.

te.jpg
Làng Teng (Ba Tơ) còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm. Nguồn: topquangngai.vn

TS. Lê Anh Tuấn, Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, góp ý, Quảng Ngãi có nhiều làng văn hóa dân tộc vừa được phục dựng như: Làng bảo tồn văn hóa dân tộc Cor (huyện Trà Bồng), Làng bảo tồn văn hóa dân tộc Hrê (huyện Sơn Hà), Làng kiểu mẫu Ra Manh của dân tộc Ca Dong (huyện Sơn Tây)...

Trên cơ sở các không gian cộng đồng này, TS. Lê Anh Tuấn đưa giải pháp xây dựng, hình thành các làng văn hóa cộng đồng, làng du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng, bảo tàng sinh thái văn hóa làng... Đây là những không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành trên cơ sở kế thừa, bảo tồn các không gian của làng bản truyền thống với định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch để vừa có thể khai thác tiềm năng văn hóa, phát huy nội lực của cộng đồng, vừa góp phần phục hồi, bảo tồn các giá trị di sản tiêu biểu.

Nghiên cứu sinh Trần Thị Tuyết Sương, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đề xuất, trong số 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Quảng Ngãi, có 4 di sản thuộc về khu vực miền núi, bao gồm: Lễ hội điện Trường Bà, nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Cor, nghề dệt thổ cẩm của người Hrê và nghệ thuật trình diễn chiêng Ba của người Hrê.

“Những di sản này có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch đến với Quảng Ngãi, giúp du khách có cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu hơn về văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đã tạo nên sức hút đặc biệt cho khu vực này”, bà Sương nhấn mạnh.

cor.jpg
Nghệ nhân đồng bào Cor Trà Bồng chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Như Đồng

Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi đang có nhiều cơ hội để lựa chọn các giá trị văn hóa phù hợp với điều kiện sống mới. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số giá trị văn hóa bị mai một, biến đổi.

Chính vì vậy, theo nhiều đại biểu, trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch mới, cần nhận diện những biến đổi văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; xác định rõ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản với phát triển du lịch; những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng với thực tiễn hội nhập của đất nước.

Văn hóa - Thể thao

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.